Lễ ăn hỏi là gì? trình tự của lễ ăn hỏi chuẩn nhất cho ngày trọng đại
Lễ ăn hỏi là gì? Vì sao nên thực hiện lễ ăn hỏi, bên nhà trai gái những ai nên tham gia, lễ vật bao gồm những gì…
Vậy lễ ăn hỏi là gì?, có thể hiểu lễ ăn hỏi là nghi thức quan trọng trong phong tục cưới hỏi của người Việt, đây là ngày mà nhà trai mang lễ vật sang nhà gái để xin gả con, cháu cho con trai của họ.
Lễ ăn hỏi còn được gọi là lễ đính hôn là một nghi thức trong phong tục hôn nhân truyền thống của người Việt. Đây là sự thông báo chính thức về việc hứa gả giữa hai họ. Đây là giai đoạn quan trọng trong quan hệ hôn nhân: cô gái trở thành "vợ sắp cưới" của chàng trai, và chàng trai sau khi mang lễ vật đến nhà gái là đã chính thức xin được nhận làm rể của nhà gái và tập gọi bố mẹ xưng con.
Trong lễ ăn hỏi, nhà trai mang lễ vật tới nhà gái. Nhà gái nhận lễ ăn hỏi tức là chính danh công nhận sự gả con gái cho nhà trai, và kể từ ngày ăn hỏi, đôi trai gái có thể coi là đôi vợ chồng chưa cưới, chỉ còn chờ ngày cưới để công bố với hai họ.
Từ giai đoạn tán tỉnh cho đến trở thành người yêu và khi tình yêu thăng hoa chính là kết hôn. Trước đó thì theo phong tục truyền thống của người Việt Nam phải có ngày lễ ăn hỏi.
- Quy trình đám hỏi của người việt
- Lời phát biểu trong lễ dạm ngõ
- Lễ dạm ngõ ngày nay, các thủ tục cần chuẩn bị
- Mâm lễ ăn hỏi miền bắc
Lễ ăn hỏi trọn vẹn thường diễn ra trong một buổi sáng hoặc có thể nhanh hơn. Sau buổi lễ, cặp đôi sẽ chính thức trở thành vợ chồng của nhau. Trước đây nghi lễ này thường diễn ra gần sát ngày cưới, cách lễ đón dâu khoảng một tháng, thậm chí một tuần.
Ngày nay lễ ăn hỏi được tổ chức trước ngày cưới một ngày, có thể gộp chung vào ngày bắc rạp để tiết kiệm thời gian, chi phí và được tổ chức chính tại nhà cô dâu.
Lễ ăn hỏi là gì? Thành phần tham gia lễ ăn hỏi gồm những ai
Đây là nghi thức truyền thống đặc biệt quan trọng nên hầu hết các lễ ăn hỏi đều diễn ra rất trang nghiêm, tránh thiếu sót, đổ vỡ và cãi vã. Thành phần tham dự sẽ bao gồm:
Phía nhà trai:
Chú rể, bố mẹ, ông bà, gia đình, bạn bè và đội bê tráp gồm những thanh niên chưa vợ và gái chưa chồng.
Phía nhà gái:
Cô dâu, bố mẹ, ông bà, gia đình và một số nữ chưa chồng để đón lễ ăn hỏi, số nữ đón lễ vật tương ứng với số nam bưng mâm.
Lễ ăn hỏi là gì? Ý nghĩa của ngày lễ ăn hỏi
Nghi thức nhà trai sang nhà gái xin gả con
Trong ngày lễ ăn hỏi, nhà trai sẽ mang sính lễ sang nhà gái xin hỏi cưới. Đây là bước khởi đầu của chặng đường về chung một nhà của cô dâu và chú rễ. Bởi đây chính là “cơ hội” để hai bên gia đình thể hiện thành ý, mục đích (đám cưới cho con cái) với nhau. Nếu không có ngày lễ ăn hỏi thì đám cưới không được diễn ra chính thức. Vì vậy, có thể nói nghi thức lễ ăn hỏi có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho khởi đầu mới.
Báo cáo, thể hiện lòng thành kính, hiếu thảo với tổ tiên
Tuy không hiện hữu nhưng tổ tiên cũng quan sát các công việc hàng ngày của con cháu. Nhất là với đám cưới – sự kiện quan trọng của cả một đời người nên nhất thiết phải có một cái “lễ lớn” để báo cáo với tổ tiên, ông bà và mời ông bà về tham dự và chứng kiến cho con cháu.
Thông qua các lễ vật của nhà trai mang đến nhà gái trong lễ ăn hỏi, nhà gái sẽ dâng lên bàn thờ gia tiên và thắp hương, kính lễ. Từ đó thể hiện lòng biết ơn, hiếu thảo của con cháu với tổ tiên.
Thể hiện sự chu đáo, thành ý của nhà trai đối với nhà gái, cô dâu
Lễ ăn hỏi còn thể hiện sự chu đáo, thành ý, tôn trọng của nhà trai với nhà gái và người con dâu tương lai. Các mâm lễ ăn hỏi được bày biện đầy đủ, sang trọng luôn thể hiện sự chu đáo của bên nhà trai. Đó cũng là thành ý, sự tôn trọng, biết ơn của nhà trai đối với nhà gái đã có công sinh thành, nuôi dưỡng con gái để trở thành con dâu tương lai của họ.
Không những thế ở một khía cạnh nào đó, các lễ vật cũng được coi là sự đóng góp, giúp đỡ nhà gái trong việc tổ chức, chuẩn bị cho đám cưới.
Thể hiện gia cảnh, sự chu đáo chuẩn bị cho đám cưới của hai bên gia đình
Thông thường, lễ ăn hỏi có quy định số lượng các lễ vật; cụ thể thường do nhà gái sẽ đưa ra yêu cầu. Số lượng mâm lễ vật ăn hỏi được thống nhất với sự đồng tình, vui vẻ của hai bên gia đình trên cơ sở thấu hiểu về điều kiện, hoàn cảnh của nhau. Ý nghĩa các mâm lễ ăn hỏi cũng mang giá trị sâu sắc.
Lễ ăn hỏi là gì? Trình tự tổ chức lễ ăn hỏi chuẩn
Chuẩn bị và khởi hành đến nhà gái
Việc chuẩn bị đầy đủ sính lễ ăn hỏi là điều rất quan trọng, chú rể nên kiểm tra kĩ càng các lễ vật trước khi đến nhà cô dâu. Việc thiếu sót lễ vật trong các ngày lễ trọng đại này là điều tối kỵ, thậm chí giờ giấc khởi hành và diễn ra lễ ăn hỏi cũng phải được xem trước để được đúng giờ tốt.
Lời khuyên: Nhà trai nên đến sớm hơn trước giờ làm lễ để đảm bảo mọi thứ được chuẩn bị sẵn sàng nhất.
Lễ vật chuẩn bị
Lễ vật trong lễ ăn hỏi thường được gọi là tráp hay mâm quả. Mỗi tráp sẽ đựng một món đồ lễ vật khác nhau. Theo phong tục cưới của người miền Bắc, những lễ vật này thường là trầu cau, chè thuốc, rượu mứt hạt sen, bánh cốm, bánh phu thê…
Tùy theo điều kiện tài chính cũng như nhu cầu của mỗi gia đình mà số lượng các lễ vật có thể khác nhau. Tuy nhiên, bắt buộc phải có tối thiểu từ 3 lễ vật trở lên. Phổ biến nhất hiện nay là các mẫu lễ ăn hỏi 5 tráp, 7 tráp và 9 tráp. Một số gia đình nhà gái có thể yêu cầu 11 tráp.
Lễ vật dẫn cưới cho ngày lễ ăn hỏi có ý nghĩa là thể hiện lòng biết ơn của nhà trai đối với công ơn dưỡng dục của cha mẹ cô gái. Đồng thời biểu thị được sự quý mến, tôn trọng của nhà trai đối với cô dâu tương lai. Ở một khía cạnh nào đó, các lễ vật cũng thể hiện thiện ý của nhà trai để nhà gái giảm bớt chi phí chuẩn bị cho hôn sự và điều này được hai bên thống nhất trước đó.
Theo quan điểm của một số người, số lễ vật tương ứng với điều kiện gia cảnh của hai gia đình hoặc để thể hiện giá trị, gia phong của gia đình (về phía nhà gái). Nhưng dù theo quan điểm nào thì lễ vật trong lễ ăn hỏi đẹp nhất vẫn là sự chuẩn bị chu đáo và sự vui vẻ giữa hai bên gia đình và đôi uyên ương.
Hai Gia Đình chào hỏi và Trao lễ vật.
Khi tới giờ lành, đoàn ăn hỏi của nhà trai sẽ đứng sắp xếp theo đội hình thứ bậc từ ông bà, bố mẹ, chú rể, đội bê tráp cùng các thành viên chào hỏi nhà gái. Kế đến là nghi thức trao lễ vật giữa đoàn bê tráp nam trao cho đội đỡ tráp nữ. Hai đội bưng lễ vật sẽ tự trao phong bao lì xì cho nhau hay còn gọi là trả duyên cho nhau
Hai bên gia đình trò chuyện ( Đại diện nhà gái và đại diện nhà trai )
Sau khi hoàn tất màn trao lễ vật, đại diện nhà gái sẽ mời nhà trai vào dùng nước, trò chuyện với gia đình. Vị đại diện nhà trai sẽ trình bày lý do đến cũng như giới thiệu về các lễ vật của bên mình. Đáp lại là đại diện nhà gái với lời cảm ơn và nhận lễ. Lúc này, hai mẹ tức mẹ cô dâu và mẹ chú rể sẽ cùng mở các tráp trước sự chứng kiến của 2 gia đình.
Cô dâu ra mắt hai bên gia đình
Tiếp theo trong trình tự lễ ăn hỏi, chú rể sẽ vào đón cô dâu ra ngoài trước sự cho phép của gia đình nhà gái. Lúc này, cô dâu mới xuất hiện cùng với chú rể rót trà mời đại diện của hai gia đình.
Thắp hương bàn thờ tổ tiên
Kế đến, mẹ của cô dâu sẽ chọn ra một số lễ vật trong mâm ngũ quả mang lên bàn thờ thắp hương cúng tổ tiên, ông bà. Cô dâu cùng chú rể sẽ tiến hành khấn gia tiên trước bàn thờ nhà gái. Điều này với ý nghĩa mong tổ tiên chứng giám cũng như phù hộ cho đôi uyên ương.
Hai gia đình bàn bạc về lễ cưới
Sau khi thắp hương gia tiên xong, hai gia đình sẽ cùng nhau nói chuyện, bàn bạc chi tiết về lễ cưới. Trong thời gian đó, cô dâu, chú rể tiến hành mới nước các bậc cao niên và có thể ra ngoài chụp ảnh với người thân, bạn bè để lưu lại kỷ niệm.
Nhà gái lại quả, kết thúc buổi lễ
Cuối cùng là nghi thức nhà gái lại quả cho nhà trai. Tất cả mọi lễ vật sẽ chia ra, tuyệt đối không dùng dao, kéo, đặt vào tráp trả lại cho nhà trai và phải để ngửa nắp. Nhà trai sẽ nhận lại mâm lễ vật và xin phép ra về. Buổi lễ ăn hỏi kết thúc.
Kết thúc lễ
Kết thúc buổi lễ ăn hỏi, nhà gái sẽ gửi lại ít lễ vật cho nhà trai. Tất cả lễ vật được chia đều, tách bằng tay, đối với cau thì phải xé chứ không được dùng dao để cắt vì mang điềm không tốt cho cuộc hôn nhân sau này của đôi trẻ và mâm quả khi được trả lại cho nhà trai phải để ngửa nắp. Tùy thuộc vào từng gia đình, nhà gái có thể mời nhà trai ở lại dùng bữa cơm.
Thực tế, buổi lễ diễn ra khá nhanh nhưng cần sự chuẩn bị rất chu đáo, kỹ lưỡng trước đó. Một buổi lễ ăn hỏi hoàn hảo, đúng truyền thống cũng là khởi đầu cho cuộc sống êm ấm của vợ chồng sau này.
Buổi lễ cần được chuẩn bị đầy đủ, kiêng kỵ sự thiếu sót, đổ vỡ để không ảnh hưởng tới không khí đám cưới và hạnh phúc của đôi vợ chồng sau này.
Trang phục lễ ăn hỏi
Vấn đề trang phục vẫn luôn được mọi người quan tâm. Trong ngày trọng đại đó, cô dâu và chú rể nên mặc gì?
Thông thường, cô dâu sẽ mặc một bộ áo dài ( có ba màu thường phổ biến đó là màu vàng, màu đỏ và màu trắng), đi kèm với một số phụ kiện như hoa tai, dây chuyền vàng và một tí hoa văn gắn trên áo. Còn với chú rể, có thể chọn bộ comple, cà vạt…
Lưu ý: Trên đây là bộ trang phục phổ biến. Tuy nhiên tùy vào khu vực văn hóa của từng dân tộc mà trang phục ngày lễ ăn hỏi sẽ khác nhau.
Trên đây, bài viết đã giúp bạn đọc nắm rõ hơn về trình tự lễ ăn hỏi. Hi vọng chúng sẽ là thông tin bổ ích cho các cặp đôi uyên ương tổ chức thành công, tốt đẹp sự kiện quan trọng này trong đời của mình!
Không tìm thấy bài viết