Phân biệt giữa đám hỏi và ăn hỏi khác nhau như thế nào?

Tuy cùng là người Việt nhưng do sống ở 02 đầu đất nước, bị ảnh hưởng bởi văn hóa địa phương và tập quán trong sinh hoạt nên về Quy trình tổ chức Cưới hỏi giữa 02 miền Nam – Bắc có đôi chút khác biệt. Ngay dưới đây, Mate sẽ giúp bạn phân biệt giữa Đám hỏi và Ăn Hỏi khác nhau như thế nào? để có sự chuẩn bị hợp lý nhất khi sắp làm dâu, làm rể miền đó.

Phân biệt giữa Đám hỏi và Ăn Hỏi khác nhau như thế nào?

Khác nhau trong cách gọi của từng miền.

Phân biệt giữa đám hỏi và ăn hỏi khác nhau như thế nào?

Dựa trên trình tự nghi lễ Cưới hỏi của người Việt ngày nay, Đám hỏi theo cách gọi của người Miền Nam và Lễ ăn hỏi theo cách gọi của người Miền Bắc đều là lễ thứ 02, nghĩa là sau nghi lễ này tiếp đến sẽ là Lễ cưới (hay còn gọi Lễ đón dâu), vì vậy có thể xác nhận tuy có tên gọi khác nhau nhưng cả 02 chỉ là một lễ mà thôi. Ngoài ra, Lễ ăn hỏi hay Đám hỏi còn được biết với tên gọi khác là Lễ đính hôn.

Khác nhau trong việc chọn thời điểm tổ chức.

Theo thông lệ, Lễ ăn hỏi ở Miền Bắc được tổ chức cận Ngày Cưới, cách Lễ cưới từ 01 đến 02 tháng, hoặc gấp gáp thì tiến hành trong khoảng 01 tuần. Còn Đám hỏi ở Miền Nam lại được tổ chức xa Ngày Cưới hơn, trung bình là trước 6 – 9 tháng, hoặc lâu thì 1 – hai năm, thậm chí là 02 gia đình còn chưa có Ngày Cưới cụ thể mà chỉ muốn “giữ chỗ” cho con cái. Cũng nhờ vậy mà người Miền Nam có nhiều thời gian để chuẩn bị cho Đám hỏi hơn, tuy nhiên đó là dựa trên tập quán thông thường, còn hiện nay nhiều gia đình có tư tưởng hiện đại sẽ giản lược Lễ cưới và Đám hỏi thành một và tổ chức cùng một ngày, giúp tiết kiệm thời gian cũng như chi phí.

Khác nhau trong việc chuẩn bị lễ vật.

Trong quá trình chuẩn bị lễ vật Đám hỏi, quan niệm về con số may mắn của 02 miền cũng khác nhau. Nếu như người Miền Bắc thích chọn con số lẻ ba, 5, 7, 9 vì tin rằng đây là những số dương, tượng trưng cho sự sinh sôi, phát triển thì Miền Nam thích các số chẵn 4, 6, 8, 10 biểu tượng của sự có đôi có cặp. Chính vì thế, mâm tráp Ăn Hỏi của người Miền Bắc được sắm sửa theo số lẻ, trong đó bộ tráp với 05 món lễ vật là được ưa chuộng nhất, còn bộ 06 mâm quả Đám hỏi lại được lòng các bậc phụ huynh người Miền Nam hơn cả. Mate đã viết một bài hướng dẫn về việc chuẩn bị mâm quả theo thủ tục từng miền, bạn có thể tham khảo thêm: Chuẩn bị lễ vật Đính hôn gồm những gì?.

Khác nhau về cách tổ chức, trang trí.

Phân biệt giữa đám hỏi và ăn hỏi khác nhau như thế nào?

So với người Miền Nam thoải mái và phóng khoáng thì người Miền Bắc lại xem trọng các lễ nghi truyền thống, vì vậy, Lễ ăn hỏi của người Bắc được tổ chức trang trọng, nghiêm túc, riêng khâu trang trí chỉ cần đơn giản nhưng phải đúng theo phong tục: phông màn đỏ, chữ xốp ánh kim, tông màu chủ đạo phải là đỏ, hồng, tím… Ngược lại, Đám hỏi của người Nam chú trọng sự thân tình, thoải mái, những lễ nghi nào không cần thiết được giản lược để hai nhà “dễ thở”. Thay vào đó, người Miền Nam đầu tư nhiều cho hoa tươi, trang trí cổng hoa cưới làm cho không gian xung quanh trở nên lộng lẫy với nhiều kiểu dáng, màu sắc bắt mắt, cũng nhờ đó mà các dịch vụ trang trí Gia tiên ở Miền Nam được đánh giá là có tiềm năng để phát triển.

Khác nhau về trang phục, cách ăn mặc.

Phân biệt giữa đám hỏi và ăn hỏi khác nhau như thế nào?

Xuất hiện trong Lễ ăn hỏi của Miền Bắc, Cô Dâu thường chọn áo dài truyền thống đứng bên cạnh là Chú Rể trong bộ vest lịch lãm, cả hai sẽ mặc trang phục này đến hết buổi lễ mà không cần thay đổi. Trong khi đó với Đám hỏi của Miền Nam, trang phục của cặp đôi có thể thay đổi vài lần, đầu tiên vẫn là nữ mặc áo dài cùng với nam mặc vest để thực hiện các nghi thức chính trước bàn thờ gia tiên Nhà Gái, đến phần ăn tiệc sau lễ Cô Dâu có thể thay váy ngắn, đầm dạ hội để đi chào quan khách và chụp hình kỷ niệm cùng bạn bè.

Khác nhau về tổ chức tiệc chiêu đãi.

Phân biệt giữa đám hỏi và ăn hỏi khác nhau như thế nào?

Mâm cơm thân mật sau buổi Lễ ăn hỏi của người Bắc vốn chỉ dành cho những người rất thân thiết trong gia đình hai họ, những món ăn cũng do chính tay người Nhà Gái chuẩn bị, trong khi tại Miền Nam buổi tiệc sau Đám hỏi có phần linh đình hơn nhiều lần. Tiệc Đám hỏi ở Miền Nam có số lượng bàn tiệc lớn là dịp để Cô Dâu Chú Rể mời thêm nhiều bạn bè thân thiết cũng như những mối quan hệ của phụ huynh bên Nhà Gái. Những món ăn sẽ do nhóm nấu tiệc chuyên nghiệp phục vụ, đây cũng là dịch vụ khá phổ biến trong các bữa tiệc ở Miền Nam, đôi lúc còn có sân khấu nhạc sống và các tiết mục văn nghệ góp vui cho chương trình.

Thông qua những cách phân biệt giữa Đám hỏi và Ăn Hỏi khác nhau như thế nào? ở trên cho chúng ta thấy: Mỗi miền Nam – Bắc đều có nét văn hóa, phong cách tổ chức riêng để phù hợp với tập quán địa phương nhưng Mate tin rằng chỉ cần hai bạn dành chút thời gian tìm hiểu, cũng như chuẩn bị chu đáo đúng theo phong tục từng miền thì buổi lễ sẽ diễn ra một cách suôn sẻ, thuận lợi đẹp lòng hai họ.

To the main pageNext article