Nghi thức tổ chức lễ cưới theo đạo thiên chúa từ a-z

Tổ chức lễ cưới ở nhà thờ và tại gia đối với những người thuộc đạo Thiên Chúa là một nghi lễ vô cùng quan trọng.

Nghi lễ Hôn phối ở nhà thờ

Việc làm lễ cưới ở nhà thờ là một nghi thức truyền thống thiêng liêng của những ai thuộc đạo Thiên Chúa. Ngoài các nghi lễ cưới theo phong tục của người Việt, của dân tộc hay vùng miền thì nghi lễ ở nhà thờ cũng cần phải tuân thủ để hợp thức hóa mối quan hệ giữa hai người trưởng thành chưa có gia đình. Thông thường, nghi lễ Hôn phối ở nhà thờ gồm 5 bước như sau:

1. Thẩm vấn đôi tân hôn


Mở đầu buổi lễ thành hôn, Chủ tế là Cha xứ sẽ lần lượt hỏi cô dâu và chú rể 3 câu hỏi: về sự tự do, về việc yêu thương nhau suốt đời và về việc đón nhận con cái. Những câu hỏi này để nhằm giúp cặp đôi xác nhận rằng họ đã thực sự trưởng thành và ý thức được việc kết hôn là tự do chứ không phải ràng buộc, mục đích của hôn nhân là chung thuỷ với nhau suốt đời chứ không chỉ là nghi thức sáo rỗng, cùng sẵn sàng đón nhận và giáo dục con cái chứ không phải là trách nhiệm của riêng một trong hai người.

2. Trao lời thề nguyện

Lễ đính ước V.O.W diễn ra khi cô dâu chú rể cùng trao lời thề nguyện dưới tượng Chúa, trước toàn thể gia đình, người thân và bạn bè hai bên. Theo truyền thống thì cặp đôi sẽ nói những lời hẹn ước, cam kết khi bước vào cuộc hôn nhân. Đây có thể là những lời sẽ được chuẩn bị trước từ trước để nghi thức được diễn ra suôn sẻ. Đây cũng có thể là những lời nói bày tỏ suy nghĩ của cả hai ngay thời điểm đó cảm nhận về đối phương, về câu chuyện tình yêu của cả hai, về những điều truyền động lực cho nhau khi bước vào giai đoạn mới của tình yêu.

3. Lễ làm phép và trao nhẫn cưới


Sau khi cả hai đã hoàn toàn đồng ý nói lời cam kết và hẹn ước, Cha xứ sẽ tiến hành tuyên bố cô dâu và chú rể chính thức kết hôn. Từ khoảnh khắc thiêng liêng này, cả hai đã trở thành vợ chồng hợp pháp theo quan niệm tôn giáo.

Tiếp đến, nghi thức trao nhẫn cũng là một nghi thức quen thuộc với người Việt. Đôi nhẫn có ý nghĩa cao quý đối với mối quan hệ vợ chồng, cô dâu và chú rể thực hiện nghi thức này trong sự hân hoan của tất cả mọi người.

4. Ký tên vào sổ Hôn phối

Ở các giáo xứ sẽ có lưu trữ văn khố là những sổ Hôn phối của các cặp vợ chồng, trong đó có chữ ký của cả hai người. Sau khi lễ cưới ở nhà thờ diễn ra, cặp đôi tiến hành ký vào sổ dưới sự chứng giám của Linh mục nhà thờ.

5. Phát biểu cảm ơn

Để lễ cưới tại nhà thờ được diễn ra suôn sẻ, trọn vẹn cần sự giúp đỡ chuẩn bị từ nhiều người. Khi các nghi thức đã thực hiện hoàn tất, cô dâu chú rể đừng quên việc gửi đến Cha xứ, gia đình, người thân, bạn bè, ca đoàn, ban ngành một lời cảm ơn chân thành sâu sắc. Tuy đây là một hành động nhỏ nhưng lại vô cùng quan trọng.

Nghi lễ cưới Công giáo tại nhà


Sau khi thực hiện Hôn phối tại nhà thờ, cô dâu chú rể trở về nhà tiến hành thực hiện nghi lễ cưới tại nhà.

Nhà cô dâu

Giống như nghi thức truyền thống của người Việt, nhà trai sẽ tiến hành nghi thức đón dâu ngỏ lời xin dâu và giới thiệu các sính lễ hỏi cưới. Sau đó, đại diện hai bên gia đình sẽ giới thiệu về thành phần tham dự của gia đình trong buổi lễ.

Một điểm khác là mẹ chồng sẽ tiến hành tặng của hồi môn là trang sức cho cô dâu chứ không phải cha mẹ đẻ như nghi thức truyền thống. Sau đó cặp đôi sẽ đốt nến trên bàn thờ tổ tiên và thực hiện nghi lễ tạ ơn Thiên Chúa. Cả công đoàn sẽ đồng ca bài “Xin vâng” và kết thúc buổi lễ.

Nhà chú rể


Đối với nghi lễ thành hôn tại nhà trai, cả công đoàn sẽ tiến hành lễ trình diện Thiên Chúa và tổ tiên. Sau đó sẽ công bố lời Chúa trong “Thư thánh Phaolô gửi tín hữu Ê-phê-sô” và vị chủ sự sẽ thực hiện lời nguyện Cộng đoàn. Kết thúc nghi lễ, cả cộng đoàn sẽ đồng ca bài hát “Hồng ân Thiên Chúa bao la” hoặc “Đâu đó có tình yêu thương”.

Sau khi nghi thức lễ cưới diễn ra, cô dâu chú rể mở tiệc để cảm ơn vào chiều ngày hôm đó. Đây là bữa tiệc liên hoan tổ chức trong không khí ấm cúng, thân mật. Mate chúc cho lễ cưới Công giáo của các cặp đôi đạo Thiên Chúa được diễn ra trọn vẹn và đầy ý nghĩa.

Theo: Marry

To the main pageNext article