Lời phát biểu trong lễ dạm ngõ
Lời phát biểu trong lễ dạm ngõ hay phát biểu trong buổi gặp mặt đầu tiên giữa họ nhà trai và nhà gái. Đại diện họ nhà trai phát biểu trong buổi đầu hai nhà gặp mặt bàn chuyện trăm năm của đôi uyên ương.
Sau những nghi lễ xã giao ban đầu, hai gia đình có thể trò chuyện cởi mở, hướng đến bầu không khí ấm áp, thân tình.
- Lễ dạm ngõ ngày nay, các thủ tục cần chuẩn bị
- Thành phần tham gia lễ dạm ngõ
- Cách chuẩn bị cho lễ dạm ngõ chu toàn nhất hai bên gia đình nên chú ý
- Nghi thức dạm ngõ
- Lễ dạm ngõ nên mặc gì? thời điểm tổ chức lễ dạm ngõ
Lễ dạm ngõ diễn ra trước lễ ăn hỏi. Thông thường nhà trai sẽ mang trầu cau sang nhà gái để ngỏ lời về mối quan hệ chính thức của đôi uyên ương. Lễ dạm ngõ cũng được coi như buổi gặp gỡ chính thức đầu tiên giữa hai nhà. Lời phát biểu trong lễ dạm ngõ hay lời chào hỏi , giới thiệu để ngoài việc hai gia đình làm quen, tìm hiểu nhau, thì cũng là dịp để hai bên bàn bạc chuyện hôn nhân trọng đại của đôi uyên ương.
Dạm ngõ là buổi lễ nhỏ trong phạm vi gia đình, thành phần tham dự chủ yếu là người nhà thân thiết, nên không đặt nặng vấn đề lễ nghi, hình thức mà hướng đến bầu không khí thân mật, ấm cúng giữa hai bên. Bởi vậy, người phát biểu của nhà trai có thể mở đầu câu chuyện bằng việc chào hỏi, giới thiệu bản thân và thành viên bên nhà trai. Tiếp đến lời phát biểu trong lễ dạm ngõ là trình bày mục đích của buổi gặp gỡ, trình lễ vật (trầu cau). Sau những nghi lễ ban đầu, hai gia đình nên trò chuyện cởi mở, giữ bầu không khí thân tình khi bàn bạc chuyện hôn nhân của uyên ương.
Để gây ấn tượng với ông bà thông gia hai bên thì điều quan trọng nhất là soạn trước một bài phát biểu trong lễ dạm ngõ chu toàn nhất và đầy đủ các thông tin cần thiết.
Lễ dạm ngõ bình thường chỉ có ông bà nội ngoại thân thiết của cô dâu chú rể. Trong bầu không khí vui vẻ của hai bên gia đình thì người đại điện của nhà trai sẽ đứng lên phát biểu và xin cho hai cháu đi lại với nhau. Đồng thời đây cũng là cơ hội để hai bên gia đình tìm hiểu về phong tục của hai học trong ngày dạm ngõ. Vì thế, bài phát biểu trong lễ dạm ngõ cần phải được chuẩn bị kỹ càng để không bị luống cuống khi phát biểu.
Trong buổi lễ thì sẽ có lời (bài) phát biểu trong lễ dạm ngõ của hai bên nhà trai và nhà gái, người phát biểu của nhà trai có thể mở đầu câu chuyện bằng việc chào hỏi, giới thiệu bản thân và thành viên bên nhà trai sau đó nhà gái cũng giới thiệu và chào hỏi tới mọi người.
– Tiếp đến là trình bày mục đích của buổi gặp gỡ, trình lễ vật (trầu cau). Sau những nghi thức lễ ban đầu, hai gia đình nên trò chuyện cởi mở, giữ bầu không khí thân tình khi bàn bạc chuyện hôn nhân của uyên ương.
– Vì dạm ngõ là buổi lễ nhỏ không quá cầu kì nên thời gian không dài vì vậy đại diện hai gia đình nên chuẩn bị lời phát biểu trong lễ dạm ngõ những câu văn ngắn gọn, súc tích, đề cập thẳng đến vấn đề. Sau đó nhà trai và nhà gái trao lễ vật cho nhau như lời hẹn giữa hai bên.
– Sau khi đã trao lễ vật, gia đình nhà trai sẽ cử đại diện lên phát biểu trước, trình bày với nhà gái về lý do của buổi lễ cũng như giới thiệu các tráp lễ và nhà gái cũng đáp lại bằng lời cảm ơn.
– Tiếp đến nhà gái cũng đáp lại bằng lời phát biểu trong lễ dạm ngõ bằng lời chào, hứa hẹn cũng như lời cảm ơn tới nhà trai.
– Lời phát biểu trong lễ dạm ngõ của nhà trai và nhà gái như là sự bắt đầu chấp thuận xem nhà trai, nhà gái trở thành thông gia của mình và coi cô dâu chú rể trở thành người thân trong gia đình.
Trên đây là một trong những ý chính trong lời (bài) phát biểu trong lễ dạm ngõ mà các bậc cao niên nên đọc để có một buổi gặp mặt ấn tượng nhất. Những thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên được dựa theo kinh nghiệm, nếu còn thiếu sót mong các bạn bỏ qua cho. Cảm ơn các bạn đã đón đọc bài viết của chúng tôi.