Kiêng kỵ khi đón dâu ở miền Bắc

Kiêng kỵ khi đón dâu ở miền Bắc tuy có khác so với miền Nam và miền Trung, nhưng chung quy lại là kiêng kỵ khi đón dâu với hy vọng cuộc sống vợ chồng sau này sẽ thuận lợi, suôn sẻ.

Hầu hết các gia đình người Việt Nam đều coi đám cưới là một sự kiện trọng đại không chỉ dành riêng cho cô dâu, chú rể mà còn là vấn đề quan tâm của cả gia đình.

Kiêng kỵ khi đón dâu ở miền Bắc

Người miền Bắc đặc biệt kiêng kị trong ngày cưới. Họ quan niệm những điều kiêng kị ấy sẽ giúp đôi trẻ hạnh phúc lâu dài.

Việc cưới xin là dấu mốc quan trọng của mỗi người. Sau khi tổ chức đám cưới xong, cả hai người sẽ gắn kết thành vợ, chồng chung sống với nhau lâu dài. Tuy nhiên, tại miền Bắc phong tục ăn hỏi, đón dâu, cưới rất được chú trọng, nó là yếu tố giúp cuộc sống vợ chồng sau này được viên mãn. Do đó, người miền bắc khi tổ chức đám cưới, cô dâu, chú rể và gia đình thường chú ý kiêng kỵ khi đón dâu.

Kiêng kỵ khi đón dâu ở miền Bắc

Kiêng kỵ đón dâu khi nhà có tang

Đây là vấn đề đặc biệt đại kỵ khi quyết định chọn ngày đón dâu, tổ chức đám cưới. Nhà có tang là chuyện buồn, trong khi đám cưới là chuyện vui, đại hỷ. Vì thế, cảm xúc, tinh thần của những người tham gia buổi lễ bị ảnh hưởng.

Do đó, nếu trong nhà có người trưởng thành đến tuổi cần lập gia đình thì nhiều gia đình tổ chức đám cưới chạy tang khi có người thân ốm yếu.

Khi nhà đang có tang, điều kiêng kỵ là không nên tổ chức các cuộc vui. Đám cưới là việc “hỷ” nên đương nhiên phải hoãn lại, chờ đến khi hết tang mới được tổ chức.

Theo quan niệm dân gian, con cái phải để tang cha mẹ 3 năm, cháu để tang ông bà một năm. Ngoài ra còn yêu cầu cụ thể thời hạn để tang với những người khác trong gia đình.

Chính vì điều kiêng kỵ này nên mới xuất hiện hình thức “cưới chạy”. Khi trong nhà có người ốm sắp mất (hoặc có người đã mất nhưng chưa phát tang) thì lập tức nhà trai mang lễ vật sang nhà gái xin hỏi cưới. Lúc này, đám cưới sẽ được tiến hành nhanh chóng trong nội bộ hai gia đình. Khách mời chỉ giới hạn là những người ruột thịt hoặc thân thiết.

Kiêng cưới vào năm Kim Lâu

Khi xem xét tuổi cưới, người ta thường căn cứ vào ngày sinh tháng đẻ của cô dâu. Năm tuổi Kim Lâu (là năm mà cô dâu có số tuổi với đuôi là 1, 3, 6, 8) được xem là năm tuổi xấu đối với cô dâu.

Người xưa cho rằng nếu cưới hỏi vào năm kim lâu thì sẽ gặp nhiều rủi ro trong quan hệ vợ chồng, hôn nhân dễ tan vỡ, khó nuôi con, vợ chồng khắc khấu, lục đục, hay cãi cọ…

Vì thế, khi cô dâu đến năm tuổi này, người xưa thường tránh không tổ chức ăn hỏi, đón dâu, lễ cưới. Tuy nhiên, hiện nay, đối với vấn đề tuổi Kim Lâu, cô dâu, chú rể có thể chọn tổ chức đám cưới vào cuối tháng 12 âm lịch, vì qua Đông chí (đầu tháng 12 âm) cô dâu hết tuổi Kim Lâu.

Kiêng đón dâu không đúng giờ hoàng đạo

Gia đình nhà trai, nhà gái thống nhất ba loại giờ khi đón dâu, bao gồm: giờ chú rể bước ra khỏi nhà trai đi đón dâu, giờ chú rể bước chân vào nhà gái làm thủ tục đón dâu (nhập gia nhà gái), giờ chú rể đón dâu về nhà trai làm lễ gia tiên (giờ nhập gia nhà trai). Để tính giờ hoàng đạo, nhà trai, nhà gái nên chuẩn bị quãng thời gian di chuyển và thời gian nghỉ, chuẩn bị để đảm bảo giờ tốt,

Kiêng mẹ chồng đón con dâu

Mẹ chồng kiêng chạm mặt con dâu khi đoàn rước dâu vừa về tới nhà
Khi đoàn rước dâu về tới đầu ngõ, mẹ chồng sẽ cầm bình vôi lánh mặt đi chỗ khác để cô dâu bước vào nhà. Điều này ngụ ý rằng: mẹ chồng vẫn muốn nắm quyền hành trong nhà, không muốn con dâu thay thế. Theo quan niệm dân gian, bình vôi là biểu hiện của tài sản trong nhà. Hình thức nắm giữ bình vôi chính là nắm giữ tài sản.

Ngày nay, tục ăn trầu đã mai một dần, vì thế những gia đình không có bình vôi thì mẹ chồng có thể cầm chùm chìa khóa để thay thế. Khi hai họ đã yên vị được một lúc thì mẹ chồng mới xuất hiện để đón con dâu và đi chào, cảm ơn hai họ. Người ta còn giải thích việc mẹ chồng phải tạm lánh mặt con dâu là do sợ kỵ vía. Sau khi con dâu làm lễ gia tiên nhà chồng thì mẹ chồng mới xuất hiện.

Trong phong tục đón dâu ở miền Bắc, mẹ chồng không được tham gia lễ đón dâu. Mẹ chồng có thể đi cùng đoàn đón dâu. Khi đến nhà gái, mẹ chồng phải tránh mặt, không được đi cùng. Khi cô dâu về nhà trai thắp hương gia tiên, ra mắt họ hàng, mẹ chồng cũng phải tránh mặt. Khi nghi lễ đón dâu được tổ chức xong, cô dâu, chú rể vào phòng, mời mẹ chồng ra mặt.

Kiêng kỵ không vệ sinh hoặc chuẩn bị bàn thờ gia tiên sơ sài

Bàn thờ gia tiên thể hiện sự chu đáo, cẩn thận của gia đình vì đây là nơi thực hiện nghi lễ trong ngày đón dâu với sự chứng kiến của người thân, nhà trai, nhà gái, bạn bè.

Việc chuẩn bị bàn thờ gia tiên cần đảm bảo các vật phẩm gồm gà luộc, xôi, rượu, hoa quả, vàng mã… Nếu bàn thờ gia tiên chuẩn bị sơ sài, không chú trọng, ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề tâm linh.

Kiêng kỵ cô dâu xuất hiện trước khi chú rể vào đón

Cô dâu không được xuất hiện trước khi chú rể chưa vào đón
Vào ngày rước dâu, cô dâu không được cho gia đình nhà trai thấy mặt trước chú rể vì để được coi trong sau lễ cưới và không bị mất duyên nên tân nương sẽ phải ngồi trong phòng, đóng kín cửa và không được ra ngoài cho tới khi chú rể bước vào, tặng hoa cưới và đón cô dâu ra chào họ hàng.

Kiêng cô dâu khóc và quay đầu lại nhà mẹ đẻ

Khi chú rể hoàn thành nghi lễ đón dâu tại nhà gái, cô dâu được chú rể đón về nhà trai. Trên đường đi, cô dâu phải nhìn thẳng, đi về phía trước, không được quay đầu nhìn lại nhà mẹ đẻ hoặc khóc lóc, buồn bã, lưu luyến không muốn chia tay gia đình mẹ đẻ. Người xưa quan niệm, con dâu theo chồng nhưng vẫn vương vấn gia đình thì sau này sẽ bỏ chồng về nhà mẹ đẻ.

Kiêng cô dâu khóc và quay đầu lại nhà mẹ đẻ

Kiêng mẹ đẻ đưa con gái về nhà chồng

Sau khi gia đình làm lễ đón dâu, cô dâu theo chồng về nhà. Tuy nhiên, mẹ đẻ không đưa con gái về nhà chồng mà chỉ có bố cô dâu và người thân, bạn bè của cô dâu. Mẹ đẻ không đưa con gái về nhà chồng để tránh cô dâu và mẹ cô dâu quyến luyến, buồn khóc ảnh hưởng đến cuộc sống hôn nhân sau này.

Thường thì chỉ có bố cô dâu và những người họ hàng thân cận, các vị cao niên trưởng bối mới được đưa cô dâu về nhà chồng. Một lý giải khá thú vị cho phong tục này là sợ con dâu và mẹ đẻ sẽ tạo nên thế lực lấn át mẹ chồng.


Kiêng không mang kim và tiền lẻ rải dọc đường

Ngày nay, việc rải kim này trở thành phong tục của những gia đình cầu kỳ, mang nặng tính truyền thống. Trước khi lên đường về nhà chồng, cô dâu sẽ được mẹ đẻ chuẩn bị cho 7 hoặc 9 chiếc kim nhỏ, cho vào một chiếc túi vải và mang theo bên người. Trên đường đi, cô dâu sẽ lần lượt thả những chiếc kim này đi.

Lý giải cho phong tục này là việc thả kim sẽ giải trừ xui xẻo, không có những điều kém may mắn đi theo cô dâu về nhà chồng. Theo 1 số người thì việc mang theo kim là để phòng khi chú rể bị cảm gió, sẽ dùng kim đó đâm vào xương cụt của tân lang, giúp chàng hồi tỉnh lại.

Ngoài ra, các bà mẹ cũng sẽ chuẩn bị cho cô dâu một tập tiền lẻ, để khi đi qua cầu hoặc qua ngã ba, ngã tư, cô dâu sẽ trải tiền xuống đường. Phong tục này hàm ý, đoạn đường sắp tới của đôi uyên ương sẽ luôn suôn sẻ, giàu sang.

Kiêng cô dâu có bầu đi vào nhà trai từ cửa chính

Cô dâu đang mang bầu thì khi về nhà chồng không được danh chính ngôn thuận đi vào từ cửa chính mà phải đi vòng ra cửa sau để vào.

Trường hợp nhà không có cửa hậu, cô dâu sẽ phải bước qua một chiếc chậu bồ kết nướng với than hồng, hàm ý xua đi điều xui xẻo.

Một số nơi giải thích rằng cô dâu có bầu mà đi về nhà chồng bằng cửa trước sẽ làm cho nhà trai sau này không ăn nên làm ra. Tuy nhiên, phong tục này hiện nay không còn được áp dụng nhiều.

Kiêng cô dâu có bầu đi vào nhà trai từ cửa chính

Kiêng đổ vỡ đồ vật trong đám cưới

Đám cưới là ngày vui của hai họ nên đông người, vì thế chuyện đổ vỡ các đồ vật cũng rất dễ xảy ra. Vì vậy, gia chủ và khách đến dự đám cưới cần chú ý việc giữ gìn đồ vật vì nếu xảy ra việc đổ vỡ là điềm không tốt cho đôi vợ chồng trẻ.
Trong đám cưới, kỵ nhất là việc vỡ gương, vỡ cốc hay gãy đũa. Nếu trong đám cưới mà xảy ra những chuyện như vậy thì người ta rất lo sợ, thậm chí còn phải làm lễ giải hạn. Chuyện đổ vỡ là điềm báo cho cuộc sống hôn nhân sẽ không suôn sẻ, dễ chia ly…

Kỵ đầu giường và hai bên thành giường tân hôn đối diện với gương lớn

Bởi nếu sắp xếp như thế sẽ làm ảnh hưởng tới sinh hoạt vợ chồng. Giường tân hôn không được kê ở mé tây ngôi nhà, hoặc căn phòng. Ngoài ra, phía cuối giường không trực diện với cửa ra vào, nếu không dễ gây tâm lý bất an, dễ gây đau đầu. Giường tân hôn không kê dưới xà ngang, nhưng nếu đã làm trần giả che kín thì không sao.

Không mời cưới khi chưa tổ chức lễ ăn hỏi

Đây là điều kiêng kỵ dành cho nhà gái. Thông thường, nhà trai sẽ ấn định ngày cưới dựa trên cơ sở thỏa thuận, đồng ý của nhà gái. Ngày ăn hỏi, hai bên gia đình sẽ ấn định một lần cuối về ngày cưới.

Trước lễ ăn hỏi, nhà trai có thể mời cưới họ hàng, bạn bè xa gần nhưng nhà gái chỉ được mời sau lễ ăn hỏi, nếu không sẽ bị chê là “vô duyên”, “chưa ai hỏi mà đã cưới”.

Tuy nhiên, ngày nay, để tiết kiệm thời gian và chi phí, nhiều gia đình thường tổ chức ăn hỏi và tiệc cưới liền ngày nhau nên nhà gái khó tránh khỏi việc mời cưới trước.


Trên đây là một số điều kiêng kỵ khi đón dâu ở miền Bắc. Ngoài ra, một số địa phương có những phong tục khác biệt. Vì thế, bạn nên tìm hiểu cẩn thận để thực hiện tốt nhất. Tuy nhiên, gia đình không nên quá tin tưởng vào những thủ tục quá phức tạp theo quan niệm dân gian. Thay vì thế, gia đình nên chú trọng thực hiện buổi đón dâu suôn sẻ, thuận lợi nhất, cô dâu, chú rể có cảm giác thoải mái, vui vẻ trong buổi lễ.

To the main pageNext article
Bình luận

Không tìm thấy bài viết