Tiêm filler bị vón cục, sưng đau, bầm tím - vì đâu nên nỗi?

Tiêm filler là phương pháp làm đẹp được ứng dụng rộng rãi, thời gian nhanh chóng, hiệu quả ngay tức thì. Với phương pháp này, bác sĩ sử dụng một kim tiêm chuyên dụng để đưa lượng chất làm đầy vào da mà không gây ra xâm lấn, đau đớn hay phải tốn thời gian nghỉ dưỡng.

Thế nhưng, dạo một vòng quanh các diễn đàn, mạng xã hội vẫn còn rất nhiều trường hợp sau khi tiêm filler xuất hiện các phản ứng như bị sưng, đau, thâm, cứng, bầm tím, vón cục… Vậy liệu có phải nguy hiểm luôn “rình rập” người dùng khi họ mong muốn tìm đến để làm đẹp bằng phương pháp này?

>>>> Xem thêm: Tiêm Filler là gì?

Tiêm filler bị vón cục, sưng đau, bầm tím - vì đâu nên nỗi?

Tại sao tiêm filler bị sưng, bầm tím, vón cục?

Bác sĩ Nguyễn Thị Khánh Huệ - chuyên gia xử lý biến chứng sau tiêm filler đến từ Dr. Huệ Clinic & Spa cho biết: “Nếu tiêm filler sai cách, không đúng liều lượng, tiêm phải filler giả, pha tạp, sau khi tiêm filler, bạn có thể bị sưng, đau, bầm tím, cứng, trông không tự nhiên, thậm chí biến dạng gương mặt. Một số trường hợp tiêm filler mũi, thái dương nhầm vào mạch máu có thể dẫn tới mù mắt.”

Nếu mũi bạn tiếp tục sưng, gây đau đớn liên tục trong nhiều ngày liền, đầu mũi, sống mũi bắt đầu xuất hiện các vết bầm tím, mưng mủ thì có thể bạn đã bị hoại tử do tiêm phải filler kém chất lượng.

Nếu sau khi tiêm chất làm đầy, không chỉ vùng mũi mà vùng trán của bạn cũng xuất hiện những mảng thâm tím, gương mặt sưng phù, đau đớn, mí mắt rủ, một bên mắt mờ thì có thể đã bị tiêm nhầm vào mạch máu, nguy cơ mù mắt rất cao.

Tiêm filler bị vón cục, sưng đau, bầm tím - vì đâu nên nỗi?

Bác sĩ Huệ chia sẻ thêm: “Biến chứng mù mắt do tiêm nhầm filler vào mạch máu là do người tiêm thiếu kiến thức về y khoa, cụ thể là cấu trúc giải phẫu. Đây là một trong những biến chứng tai hại, khó chữa lành. Trong thực tế, bác sĩ chỉ có thể áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả tối ưu nhất, chứ hầu như chưa có trường hợp nào có thể hồi phục thị lực.”

Ngoài ra, nếu sau khi tiêm filler, cằm, môi bị vón cục, xuất hiện những vật cứng lạ dưới da cũng là do tiêm chất làm đầy không rõ nguồn gốc. Một khi những chất lạ được đưa vào dưới da, gặp phải phản ứng của cơ thể, sẽ đóng cục tại chỗ, dễ gây viêm nhiễm và rất khó lấy ra hết.

Tiêm filler bị bầm tím cũng có thể do tiêm quá liều lượng. Mỗi vùng da đều có quy định lượng chất làm đầy khác nhau. Nếu tiêm quá số lượng cho phép này thì có thể dẫn đến căng da, bầm tím do mạch máu bị chèn, thiếu hụt máu cho các cơ quan kế cận, ảnh hưởng đến hoạt động của cơ thể, gây hậu quả khôn lường.

Tiêm filler bị bầm tím, vón cục phải làm sao?

Rất nhiều chị em gửi những thắc mắc về cho bác sĩ rằng tiêm filler bầm tím, sưng đau, vón cục có sao không? Nếu bạn gặp phải những biểu hiện này, có thể tiêm filler đã để lại những biến chứng và hậu quả nghiêm trọng như nhiễm trùng, hoại tử, phá hủy làn da và mù mắt hay tử vong. Điều cần làm lúc này là hãy đến ngay các cơ sở uy tín để được bác sĩ thăm khám, không để hậu quả tiêm filler “tràn” sang các cơ quan khác của cơ thể, khiến việc điều trị và khắc phục càng khó khăn hơn.

Tiêm filler bị vón cục, sưng đau, bầm tím - vì đâu nên nỗi?

Bác sĩ Huệ cho biết: “Tiêm filler là một phương pháp làm đẹp đơn giản, phổ biến được nhiều nước trên thế giới áp dụng thành công. Tiêm đúng cách, đúng loại thì khả năng gặp biến chứng rất thấp. Tuy nhiên, dù tiêm filler là kỹ thuật đơn giản nhưng để ra được kết quả thẩm mỹ như ý, không có biến chứng như vón cục, sưng, đau, bầm tím, phải do bác sĩ không chỉ giỏi chuyên môn mà còn giàu kinh nghiệm tiến hành.”

Bác sĩ Huệ khuyến cáo chị em cần cân nhắc lựa chọn cơ sở thẩm mỹ có uy tín, thương hiệu, chỉ nên thực hiện khi đảm bảo bác sĩ có tay nghề cao, được cấp phép khi tiêm filler.

>>> Xem thêm: Tiêm Filler giá bao nhiêu

Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào về các vấn đề tiêm Filler hãy gọi ngay cho Dr. Huệ để được giải đáp một cách chi tiết nhất:

Hotline: 1900.636.654

Website: https://drhueclinic.vn

Địa chỉ: 278/8 Tô Hiến Thành, P.15, Q.10, TP.HCM

Theo Eva

To the main pageNext article