Tiêm filler 4 năm không tan, cô gái nạo... 4 lần vẫn chưa hết tạp chất trên mặt
Những năm gần đây, hình thức tiêm filler làm đẹp không còn xa lạ với chị em, chúng nhanh, gọn và không đau như phẫu thuât thẩm mỹ nên được phái đẹp ưa chuộng. Ưu điểm của hình thức thẩm mỹ không phẫu thuật này là không cần "bóc tách", không để lại sẹo và thường được quảng cáo là "hiệu quả tức thì". Thế nhưng, bên cạnh những công dụng ấy cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đáng gờm.
Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền câu chuyện của một cô gái trẻ chia sẻ mình phải đi háo độn cằm và lấy chất làm đầy chưa tan sau nhiều ngày bị sưng đau, ăn uống khó khan. Bài viết nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của đông đảo cộng đồng mạng và tốc độ share chóng mặt.
Hơn 7,5 nghìn lượt like, gần 6 nghìn coment và 5,5 nghìn lượt chia sẻ, bài viết được lan truyền với tốc độ quá nhanh.
Cô gái trong câu chuyện trên có tên Vân Anh (SN 1994, Hà Nội). Cô cho biết, sau một thời gian tiêm filler cô thấy cằm mình có hiện tượng sưng tấy, đau đớn khó chịu nên đã đến bác sĩ để tháo độn cằm và lấy chất làm đầy còn sót lại ra ngoài. Được biết Vân Anh tiêm filler cách đây 4 năm, nhưng trong thời gian từ đó đến khoảng hơn nửa năm trước cô thấy không có vấn đề gì về sức khỏe.
Cách đây hơn 3 tháng, cô gái sinh năm 1994 này đã tiến hành làm căm, trước khi thực hiện, bác sĩ đã nạo hết chất làm đầy ra.
Cô gái này cũng từng đến bệnh viện để siêu âm phần cằm khi có dấu hiệu sưng bất thường.
Vân Anh cho biết cô đã làm cằm tổng cộng 3 lần nhưng 2 lần trước không xảy ra biến chứng gì. Thế nhưng, dáng cằm hiện tại của cô chưa đẹp nên cô đã quyết định làm lại. Sau hơn 1 tháng chỉnh sửa lần thứ 3, cằm của Vân Anh bắt đầu sưng bất thường. Cô đã đi khám bác sĩ rất nhiều lần, uống nhiều đợt kháng sinh thuốc dị ứng nhưng chỉ đỡ sưng chứ không hết hẳn sưng được.
Cận cảnh chiếc cằm sưng tấy của Vân Anh.
"Cách đây vài tháng mình đã tiêm 2 lần thuốc tan filler vào cằm nhưng không hết. Và hôm qua, sau nhiều ngày cằm sưng tấy và đau đớn mình đã quyết định tháo độn cằm ra để điều trị.
Lúc làm các xét nghiệm và kiểm tra, bác sĩ chẩn đoán do ngày xưa mình tiêm chất làm đầy. Đồng thời, khi tháo độn cằm ra thì bác sĩ còn lấy thêm những cục bao xơ lẫn với chất làm đầy nữa", Vân Anh cho hay.
Hiện tại, Vân Anh mới trải qua phẫu thuật nên vẫn còn rất đau, cằm của cô vẫn phải theo dõi lâu dài, ít nhất 6 tháng nữa mới có thể can thiệp được sau khi tháo độn cằm. “Mình tháo và nạo cùng ở chỗ trước đó mình đã độn cằm cùng một bác sĩ. Nên khi mình gặp vấn đề người ta có chế độ bảo hành, hoàn toàn bác sĩ làm chứ không mất chi phí" – vân Anh chia sẻ.
Đây là phần độn cằm được tháo ra sau đó được Vân Anh chụp lại.
Sau sự cố này, Vân Anh cho biết chắc chắn sẽ không bao giờ tiêm chất làm đầy vào cơ thể nữa. Sức khỏe vẫn là thứ vốn quý nhất, và cô khuyện mọi người hãy đừng ham rẻ mà lao vào những cơ sở không có uy tín. Phải tìm hiểu thật kỹ phương pháp mình định dùng và chọn nơi có tay nghề thật cao.
Trò chuyện kỹ hơn với chuyên gia - Tiến sĩ/bác sĩ Lê Thị Thu Hải chuyên về Laser - Da liễu Thẩm mỹ tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã đưa ra nhận định về trường hợp này:
Chẩn đoán
Với tình trạng và quá trình của của cô gái kể thì chúng tôi nghĩ đến:
- Cô gái đã được tiêm filler:
+ Không đảm bảo chất lượng +
Không đúng kỹ thuật: Không đúng lớp, quá lạm dụng khối lượng.
- Với những lý do trên -> Cằm sẽ không đạt được độ thẩm mỹ. Bên cạnh đó, bệnh nhân lại được độn chất liệu nhân tạo quá sớm nên sẽ có những phản ứng tại chỗ. Làm cho cơ thể không tiếp nhận chất liệu và Những vùng vẫn còn tồn tại chất liệu làm đầy sẽ có phản ứng đào thải nên sẽ gây viêm nhiễm tại chỗ.
Hướng xử trí nào cho những trường hợp nêu trên?
Hướng xử trí:
- Tháo bỏ chất liệu độn nhân tạo (cô gái đã được thực hiện phẫu thuật lấy bỏ chất liệu)
- Tại chỗ việm rò dịch do tồn dư chất liêm làm đầy và phản ứng tự vệ của cơ thể
- Bệnh nhân nên được dùng thuốc kháng viêm và chống phù nề. Nếu có chỉ định cần trích rạch tháo bỏ chất làm đầy và tổ chức viêm nhiễm tại chỗ Tất cả các phương pháp trên nên được thực hiện tại các bệnh viện có uy tín
Theo Eva