Thủy ngân trong không khí ở mức báo động: chị em nên bảo vệ da thế nào?
Đứng trước những thiệt hại to lớn sau vụ cháy của Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông, người dân Thủ đô đang hoang mang vì họ vẫn có thể phải đối mặt với nguy cơ bị phơi nhiễm vì một lượng lớn thủy ngân - chất hóa học độc hại đã phát tán ra môi trường.
Vào ngày 29/8 vừa qua, người dân Thủ đô đã chứng kiến một đám cháy khổng lồ xảy ra tại Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông.
Dù mức độ thiệt hại về người là không có, song vụ cháy nổ mất an toàn hoá chất này được đánh giá là gây thiệt hại lớn về tài sản, đặc biệt là tác động xấu đến sức khỏe người dân và môi trường xung quanh vì nguy cơ lan truyền khói bụi và thủy ngân độc hại trong không khí.
Vụ cháy công ty Rạng Đông khiến nhiều người dân lo ngại về sự phát tán của thủy ngân ra môi trường.
Tại phiên họp chiều 4/9, Thứ trưởng Tài nguyên Môi trường Võ Tuấn Nhân cho biết, Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông (Công ty) báo cáo nguồn thủy ngân có thể phát tán ra môi trường sau vụ cháy là hơn 15 kg, nhưng theo tính toán của các nhà khoa học thì khối lượng khoảng trên 27 kg. Ngoài ra, trong phạm vi bán kính 500m, ô nhiễm nguồn nước cũng như không khí ở khu vực này rất đáng báo động.
Trước sự quan tâm đông đảo của người dân về mức độ ô nhiễm, Thứ trưởng Tài nguyên Môi trường Võ Tuấn Nhân cũng đã có thông tin chính thức để làm rõ vấn đề.
Đứng trước tình hình này, người dân Thủ đô không khỏi lo ngại cho sức khỏe của bản thân, gia đình mà còn cho hàng trăm nghìn người đang cùng thở chung một bầu không khí. Do đó, để bảo vệ sức khỏe và làn da trước mối đe dọa của ô nhiễm thủy ngân, chị em cũng nên trang bị cho mình những kiến thức cần thiết sau đây.
I. Ô nhiễm thủy ngân là gì? Ô nhiễm thủy ngân gây hại như thế nào đến sức khỏe?
Theo Cục Quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế), thủy ngân là kim loại ít độc, nhưng hơi, các hợp chất và muối của thủy ngân lại rất độc hại. Khi đi vào cơ thể người qua đường hô hấp hoặc tiêu hóa hay tiếp xúc trên da sẽ gây ra các tổn thương hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ thống miễn dịch và cơ quan thận.
Hơi thủy ngân tác động đến hệ thần kinh trung ương và ngoại biên, phổi, thận, da, và mắt. Ngoài ra, hít phải khí độc thủy ngân còn có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và gây đột biến. Người bị nhiễm độc thủy ngân cấp tính có thể gây viêm thận, đạm huyết tăng nhanh ( 4-5g urê/l), giảm clo huyết, nhiễm axit. Gây viêm loét miệng, bỏng đường tiêu hóa, nôn ra máu, toàn thân suy sụp. Nạn nhân khó thở, chuột rút, giật cơ, mê sảng, bệnh nhân thường tử vong trong vòng 24 đến 36 giờ.
Một trong những hợp chất gây độc nhất của thủy ngân là đimêtyl thủy ngân, có thể gây tử vong nếu tiếp xúc với vài micrôlít trên bề mặt da.
Bên cạnh đó, thủy ngân cũng có thể tạo ra sự ô nhiễm môi trường đáng kể vì có thể tạo ra các hợp chất hữu cơ trong cơ thể sinh vật. Ví dụ, nếu ăn phải cá sống trong nguồn nước bị ô nhiễm thủy ngân, bạn cũng có nguy cơ gặp phải những vấn đề về sức khỏe.
II. Làm thế nào để hạn chế tình trạng nhiễm độc thủy ngân?
Kể từ đêm xảy ra hỏa hoạn, người dân Hà Nội nói chung và những người sống gần khu vực nhà máy đã được khuyến cáo chăm sóc sức khỏe bằng các phương án tức thời:
- Súc miệng bằng dung dịch Natri Clorid từ 7 - 10 ngày sau vụ cháy
- Sơ tán người già và trẻ em ra khỏi các khu vực từ 1 - 10 ngày để hạn chế tác hại của khói bụi
- Ngưng sử dụng nguồn nước tại các bể chứa, thực phẩm, trái cây, gia cầm, cá, lợn được nuôi trồng trong vòng bán kính 1 km kể từ tâm đám cháy trong 21 ngày
- Tiêu hủy các loại trái cây tự trồng trong bán kính từ đám cháy 500 m
Tuy nhiên, những gạch đầu dòng phía trên vẫn chưa thể bảo vệ làn da, sức khỏe và tính mạng của bạn và người thân một cách triệt để. Bằng cách thay đổi thói quen hành động mỗi ngày với những biện pháp sau, bạn đã có thể phần nào làm giảm tác động của ô nhiễm không khí hay ô nhiễm thủy ngân đối với cơ thể.
1. Thay đổi chế độ ăn uống bằng cách tăng cường vitamin
Để ngăn ngừa tác hại của các gốc tự do trong không khí ô nhiễm, chị em nên chú trọng phần lớn đến chế độ ăn uống hàng ngày. Trong đó, những loại thức ăn giàu vitamin được khuyến khích hơn cả vì có thể làm tăng sức đề kháng của cơ thể.
- Vitamin A có trong bơ, khoai lang, cà rốt và gan động vật, giúp hình thành và duy trì lớp niêm mạc ở đường hô hấp và đường tiêu hóa.
- Vitamin C có trong các loại trái cây như cam, dâu tây, xoài, súp lơ xanh và đu đủ, mang khả năng hồi phục và chữa lành cơ thể nhanh hơn.
- Vitamin E có trong các loại rau lá xanh, ngũ cốc nguyên cám, lòng đỏ trứng, bơ và dầu thực vật, chống lại hệ tổn thương tế bào, tăng cung cấp oxy và tăng cường hệ miễn dịch cơ thể.
2. Làm sạch da và khử trùng kỹ lưỡng
Trước tình hình ô nhiễm nghiêm trọng như hiện nay, việc rửa tay bằng các loại nước máy hay nước giếng thông thường sẽ không thể loại bỏ sạch bụi bẩn. Ngược lại, nguồn nước nếu bị ô nhiễm bởi thủy ngân khi tiếp xúc sẽ gây hại đến hệ tiêu hóa, hệ hô hấp và các bệnh về da. Do đó, bạn nên đầu tư cho gia đình các dung dịch khử trùng và làm sạch chuyên dụng trong những trường hợp này như nước muối, cồn 70 độ, nước rửa tay khô được khuyến cáo từ bộ y tế.
Không chỉ sử dụng trong nhà mà bạn cũng nên mang theo những vật dụng này khi ra đường để giữ vệ sinh bản thân một cách tối ưu.
Đối với da mặt, bạn nên đảm bảo chăm sóc làn da với một lộ trình đầy đủ các bước gồm:
- Rửa mặt 1 ngày 2 lần sáng và tối
- Thường xuyên tẩy da chết cho mặt tối đa 2 lần/ tuần
- Xông hơi da mặt từ 2 – 3 lần/tuần để thanh lọc, thải độc cho da bằng các công thức làm đẹp tự nhiên
- Dưỡng ẩm mỗi ngày để làn da không bị ảnh hưởng bởi khói bụi gây khô da, dẫn đến tình trạng lão hóa sớm
3. Lắp đặt các thiết bị lọc không khí trong nhà
Phương pháp đơn giản để tránh ô nhiễm xâm lấn vào khu vực nhà ở chính là đẩy khí bẩn ra bằng cách thường xuyên mở cửa để thúc đẩy không khí trao đổi giữa trong nhà và ngoài nhà. Tuy nhiên, trong trường hợp xung quanh khu vực nhà ở của bạn cũng đang bị tác động bởi ô nhiễm thủy ngân, bạn có thể lắp đặt quạt thông gió, máy hút mùi hay đầu tư vào một chiếc máy lọc không khí trong nhà.
Máy lọc khí giúp thanh lọc bầu không khí trong nhà, mang đến cho gia đình bạn sự an tâm khi hô hấp. Ngoài ra, bạn còn có thể trồng cây xanh trong nhà để điều hòa bầu không khí, cân bằng nhiệt độ môi trường và cơ thể.
4. Sử dụng khẩu trang cao cấp khi ra ngoài
Để giảm bớt tiếp xúc với khói bụi, bản thân mỗi người nên trang bị cho mình loại khẩu trang cao cấp, có khả năng lọc bụi trong không khí hiệu quả. Theo đó, những loại khẩu trang có rõ nguồn gốc xuất xứ và được Bộ y tế kiểm duyệt sẽ là sự lựa chọn hàng đầu. Ngoài ra, bạn nên vệ sinh mũi kỹ lưỡng sau khi đi ra ngoài về để góp phần bảo vệ sức khỏe đường hô hấp.
Khẩu trang có mã N95, N99 có thể chống bụi bẩn trong không khí lần lượt 95%, 99%,
Theo Eva