Gái bán hoa “khét tiếng” thời Hy Lạp cổ: Vào tù vẫn được tha bổng nhờ vẻ đẹp "thần thánh"
Phryne là giai thoại về cô nàng mại dâm nổi tiếng xinh đẹp ở thành Athens thời Hy Lạp cổ đại vào thế kỷ thứ 4 TCN. Sắc đẹp của nàng chính là hình mẫu, niềm cảm hứng sáng tác bất tận cho hội họa điêu khắc lúc bấy giờ.
Bên cạnh nhan sắc mỹ miều, kỹ nữ nổi tiếng này còn sở hữu tính cách phóng khoáng thậm chí là khá ngông, nét đặc biệt của nàng đã thu hút những công tử vương tôn quý tộc lúc bấy giờ. Để có được trái tim của mỹ nhân, họ sẵn sàng mang tặng nàng nhiều của cải quý giá, việc này đã khiến khối tài sản của Phryne ngày một lớn.
Phryne tên thật là Mnesarete, trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “Đức hạnh”, tuy nhiên nàng lại chọn cho mình con đường trái ngược sự mong muốn của cha mẹ đó là trở thành gái lầu xanh. Kể từ khi dấn thân vào nghề kỹ nữ và do sở hữu màu da ô liu không phải đặc trưng của người Hy Lạp, nàng được gọi với cái tên Phryne nghĩa là "Cóc", nhưng trái với sự xấu xí trong cái tên, nàng lại có một vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành
Vẻ đẹp hiếm có của Phryne đã làm say đắm nhiều vương tôn quý tộc. Điều đó đem lại cho nàng một tài sản rất lớn và một đời sống khá sung túc.
Athenaeus - một học giả nổi tiếng vào thế kỷ thứ 3 TCN từng nêu trong một văn thư cổ như sau:
Phryne là một phụ nữ tuyệt đẹp, nhưng lại cực kỳ kín đáo, và nó khiến vẻ đẹp ấy trở nên bí ẩn hơn. Không dễ để thấy nàng khỏa thân: nàng thường xuyên mặc áo choàng kín người, và cũng chẳng bao giờ dùng nhà tắm công cộng.
Mỹ nữ thành Athens luôn kén khách phục vụ, tự ngã giá cho khách chứ không phải cứ có tiền là sẽ được "vui vẻ" cùng nàng.
Vẻ đẹp của Phryne làm đàn ông chết mê chết mệt mỗi khi cô xuất hiện. Khi bị đưa ra tòa vì tội bất kính trong một nghi lễ tôn giáo, luật sư của Phryne đã cởi bỏ trang phục của cô. Các thẩm phán đã ngây ngất và trả tự do cho cô lúc ấy.
Theo trang Wikipedia, khi Phryne "ở trần" tại phiên tòa xét xử trên đồi Areopagus, các thẩm phán phải trầm trồ trước vẻ đẹp hình thể của gái mại dâm khét tiếng thành Athens. Họ tin rằng nàng là sự ưu ái của Chúa trời, hoặc thậm chí có thể là nữ thần được Chúa gửi xuống. Vậy nên Phryne được tuyên bố vô tội.
Các thẩm phán đã giật mình bởi những gì họ nhìn thấy trên cơ thể để trần của Phryne. Vẻ đẹp tuyệt mỹ của nàng đã gieo vào các thẩm phán một niềm sợ hãi mê tín dị đoan rằng nàng là "tiên tri hoặc nữ tu" của Aphrodite bởi người Hy Lạp cổ đại xem vẻ đẹp hình thể như một món quà của nữ thần tình yêu Aphrodite và cơ thể Phryne theo các vị thẩm phán nhận định là quá hoàn hảo mà không thể có một chuẩn mực nào khác, nó như là một dấu hiệu của sự ưu ái mà Thiên Chúa mang lại.
Vẻ đẹp của nàng được Apelles sử dụng để vẽ thần Aphrodite; và nhà điêu khắc Praxiteles, với tình yêu trọn vẹn dành cho nàng, đã lấy hình mẫu nàng tạc lên bức Aphrodite tại Cnidus.
Phải nói rằng nhắc đến nhan sắc phụ nữ Hy Lạp cổ đại, nhiều người vẫn luôn nhớ đến những nhan sắc bất diệt đã đi vào giai thoại. Không chỉ có Phryne mà còn cả nàng Helen của Thành Troy- người phụ nữ xinh đẹp nhất thế gian trong thần thoại Hy Lạp lúc ấy.
Cũng giống như mọi phụ nữ khác, phụ nữ thời Hy Lạp cổ muốn duy trì nhan sắc xinh đẹp suốt bao năm đều phải tìm kiếm và áp dụng những cách làm đẹp độc đáo. Đằng sau những nhan sắc mê hoặc ấy là các công thức làm đẹp nổi danh mà cho đến bây giờ phụ nữ khắp nơi vẫn còn áp dụng vì hiệu quả trên cả tưởng tượng. Hầu hết các phương pháp làm đẹp của phụ nữ Hy Lạp có tính đơn giản và dễ sử dụng nên chúng ta có thể bắt chước được. Ví như:
Rất nhiều phụ nữ Hy Lạp chọn mật ong làm nguyên liệu chăm sóc da, họ dùng nguyên liệu này làm mặt nạ hoặc tẩy tế bào chết toàn thân để duy trì độ mịn và ẩm. Vì mật ong là một chất chống viêm trên cả tuyệt vời trong tự nhiên. Nguyên liệu này còn có công dụng thúc đẩy quá trình tái tạo các sợi collagen nhằm cải thiện độ đàn hồi cho da rất hiệu quả.
Buổi tối, phụ nữ Hy Lạp thường tắm bằng sữa pha mật ong. Trong số các loại mật ong ở Hy Lạp, mật ong xạ hương là loại quý hiếm nhất với hàm lượng vitamin, axit amino và chất chống oxy hóa cao.
Không chỉ mật ong, phụ nữ Hy Lạp từ thời xa xưa còn dùng muối biển để tẩy da chết, tái tạo và tăng sức đàn hồi cho làn da.
Họ dùng muối biển Địa Trung Hải trộn với dầu ôliu để tẩy da chết, đồng thời pha muối vào nước ấm để ngâm mình mỗi ngày.
Bên cạnh việc dưỡng da, phụ nữ Hy Lạp cổ đại còn sử dụng dầu hạnh nhân để dưỡng tóc. Sử dụng dầu hạnh nhân ở Hy Lạp cổ đại tượng trưng cho hy vọng và sự kiên nhẫn.
Dầu hạnh nhân được biết đến như một thành phần cấp ẩm hiệu quả nhờ thành phần axit palmitic, oleic và linoleic. Dầu hạnh nhân cũng là nguồn cung cấp vitamin E và K, nó làm giảm rụng tóc và giúp tóc chắc khỏe ngay từ chân tóc.
Phụ nữ Hy Lạp cổ đại còn sử dụng dâu tằm để làm son và phấn má hồng. Họ nghiền nát dâu tằm rồi trộn với cánh hoa và tảo biển để tạo thành một loại son tự nhiên và lâu trôi.
Theo Eva