Bác sĩ tư vấn: Tiêm Filler bị "lỗi" hay gặp biến chứng thì nên làm thế nào?

Mặc kệ những cảnh báo từ các bác sĩ thẩm mỹ, nhiều chị em vẫn “lao đầu” vào việc tiêm filler làm đẹp tại các “thẩm mỹ vườn”, spa kém chất lượng, không có giấy phép hoạt động. Kết quả là hàng năm vẫn còn đó rất nhiều ca biến chứng nặng nề sau khi tiêm filler.

Hơn thế nữa, chị em thường không phát hiện sớm những dấu hiệu của biến chứng hay tiêm filler “lỗi” mà tồn tại suy nghĩ sai lầm như: do cơ địa của bản thân, đợi một thời gian để chất làm đầy ổn định. Vì vậy, việc áp dụng các phương pháp khắc phục như tiêm tan filler bị chậm trễ, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, không chỉ nhiễm trùng mà còn gây hoại tử, mù mắt hay dẫn đến tử vong.

Bác sĩ tư vấn: Tiêm Filler bị lỗi hay gặp biến chứng thì nên làm thế nào?

Trao đổi về những dấu hiệu nào để nhận biết biến chứng hay tiêm filler lỗi, bác sĩ Nguyễn Thị Khánh Huệ - Chuyên gia xử lý biến chứng đến từ Dr. Huệ Clinic & Spa đã có những chia sẻ bằng bài viết sau.

Các dấu hiệu tiêm Filler bị lỗi và cách xử lý

Bác sĩ Nguyễn Thị Khánh Huệ cho biết: Một số trường hợp tiêm filler không đúng kỹ thuật, liều lượng hoặc mắt thẩm mỹ và tay nghề của bác sĩ không cao có thể khiến kết quả thẩm mỹ không như ý, bị biến dạng. Tùy theo từng vùng da mà bạn nhận biết các dấu hiệu tiêm filler “lỗi”, như sau:

Nếu lựa chọn tiêm chất làm đầy cho vùng cằm nhưng khi cười, phần filler bị lộ rõ, tách biệt ra với phần còn lại, cằm dẹt, không cân đối, thiếu tự nhiên có thể là do bác sĩ tiêm sai kỹ thuật.

Ngoài ra, vùng da cằm mỏng nên dễ xảy ra tình trạng filler cộm lên bề mặt khi tay nghề tiêm không cao. Một số trường hợp da bị ửng đỏ nhất là khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng là do tiêm filler bị “lỗi”.

Bên cạnh đó, tiêm filler vùng mũi lại yêu cầu tính chính xác cực kỳ cao trong việc xác định liều lượng chất làm đầy. Trường hợp tiêm mũi với liều lượng quá nhiều sẽ khiến vùng da này bị tràn, sống mũi thô, to, không đẹp mắt.

Đối với những bạn tiêm filler làm đầy má, với đặc thù diện tích khá lớn, chiếm trọn gương mặt, nếu tiêm sai cách sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Tiêm quá nhiều filler vào vùng má: khiến da mặt chảy xệ, rãnh cười sâu, tạo cảm giác già nua. Vùng má bị đơ, biểu cảm không linh hoạt, thiếu tự nhiên. Chất làm đầy ở vùng da này cũng có thể bị vón cục nếu tiêm không đúng vị trí và sai kỹ thuật.

Với những trường hợp tiêm “lỗi” ở trên, bạn có thể tìm đến biện pháp khắc phục là tiêm tan filler. Thuốc làm tan filler chứa thành phần chính là Hyaluronidase, giúp phân giải và phá vỡ liên kết của chất làm đầy trong da của bạn. Từ đó, filler sẽ đào thải ra ngoài cơ thể theo cơ chế tự nhiên, trả lại hình dáng vùng da như ban đầu.

Bác sĩ Khánh Huệ khuyến cáo bạn nên tìm đến các cơ sở thẩm mỹ uy tín để được bác sĩ thăm khám và chỉ định tiêm tan filler phù hợp, khắc phục kịp thời các trường hợp tiêm filler “lỗi”.

>> Xem ngay: Địa chỉ tiêm tan filler uy tín.

Có phải cứ biến chứng, tiêm tan filler ngay là được?

Không chỉ bị lỗi, nhiều chị em đã gặp phải những biến chứng nặng nề nếu tiêm trúng chất làm đầy kém chất lượng, ngay đến tiêm tan filler cũng không giải cứu được. Bởi tiêm tan filler chỉ phát huy tác dụng với những chất làm đầy chính hãng có thành phần Hyaluronic Acid, không pha lẫn các tạp chất khác.

Một khi filler giả, giá rẻ được đưa vào vùng da cần làm đầy, cơ thể sẽ bị kích ứng, dị ứng với hợp chất lạ, dẫn tới tình trạng nhiễm trùng. Nếu để lâu, tình trạng này biến nặng, có thể gây hoại tử, phá hủy vùng da đã tiêm.

Bác sĩ tư vấn: Tiêm Filler bị lỗi hay gặp biến chứng thì nên làm thế nào?

Dấu hiệu nhận biết những trường hợp này là việc vùng da đã tiêm sưng, bầm, tím và gây đau trong thời gian dài. Những vết bầm tím bắt đầu mưng mủ chính là biểu hiện chúng đã bị nhiễm trùng. Nếu bạn không phát hiện kịp thời, tìm biện pháp khắc phục mà để lâu, có thể biến chứng thành hoại tử. Lúc này, bác sĩ chỉ có thể xử lý để ngăn vết thương không lan rộng, chứ không thể cứu chữa được vùng da đã bị phá hủy.

Một số trường hợp tiêm filler nhầm vào mạch máu cũng gây hoại tử, thậm chí là mù mắt. Sau khi tiêm chất làm đầy, nếu vùng mũi bắt đầu đau nhức dữ dội, các vết sưng tím lan dần từ mũi đến vùng da quanh trán, thị lực giảm dần, thì có thể là do tiêm nhầm mạch máu, dẫn đến tắc động mạch trung tâm võng mạc và hậu quả tất yếu là mù mắt.

Để khắc phục các biến chứng nặng nề này, bác sĩ phải thăm khám, xác định tình trạng da, tiến hành các phương pháp như: tiêm tan filler, chống sưng, viêm. Tệ hơn nữa là tiến hành phẫu thuật nạo vét filler ra khỏi cơ thể. Hoặc cũng có thể kết hợp nhiều phương pháp. Quá trình điều trị rất phức tạp và bệnh nhân phải tốn rất nhiều thời gian, khả năng cao không thể hồi phục như ban đầu.

>> Xem ngay: Hậu quả sau biến chứng filler

Vì vậy, khi thấy bất kỳ dấu hiệu biến chứng nào sau khi tiêm filler, hãy đến ngay địa chỉ tin cậy để được bác sĩ thăm khám và tiến hành khắc phục nhanh nhất có thể. Tuy nhiên, để phòng ngừa hậu quả đáng tiếc, ngay từ đầu, bạn nên lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín, có bác sĩ tay nghề cao và dày dạn kinh nghiệm để tiêm filler làm đẹp.

Theo Eva

To the main pageNext article