Tìm hiểu lễ dạm ngõ là gì? những việc cần chuẩn bị cho lễ dạm ngõ?
Theo thủ tục của người xưa, tổng cộng quá trình tổ chức Cưới hỏi gồm có 06 nghi lễ lớn nhỏ, qua thời hiện đại đã giản lược nhiều thủ tục Đám cưới rườm rà nên chỉ còn lại 03 lễ, trong đó Lễ dạm ngõ hay còn gọi thủ tục nói chuyện người lớn chính là bước đầu tiên để 02 gia đình gặp mặt. Nếu bạn đang trong quá trình chuẩn bị kết hôn, hãy cùng tìm hiểu Lễ dạm ngõ là gì? Những việc cần chuẩn bị cho Lễ dạm ngõ mà Mate biên soạn dưới đây.
Tìm hiểu Lễ dạm ngõ là gì? Những việc cần chuẩn bị cho Lễ dạm ngõ?
Tìm hiểu Lễ dạm ngõ là gì?
Nguồn gốc của Lễ dạm ngõ?
Qua nhiều nguồn tư liệu người ta nói rằng thủ tục Lễ dạm ngõ cả ba miền Bắc – Trung – Nam ngày nay có nhiều nét tương đồng với Lễ Nạp Thái bắt nguồn từ thủ tục Cưới hỏi của ngày xưa, khi nền văn hóa của người Việt chịu nhiều ảnh hưởng bởi Trung Quốc. Lễ Nạp Thái chính là một trong 06 nghi lễ Cưới hỏi theo trình tự có từ thời phong kiến, còn được biết đến với tên gọi “Chu Công lục lễ” hay “lục lễ Cưới hỏi”.
Lễ dạm ngõ là gì?
Lễ dạm ngõ là thủ tục nói chuyện của người lớn 02 bên gia đình khi cặp đôi có ý định Kết Hôn. Lễ dạm ngõ còn được gọi là Lễ Chạm Ngõ, Lễ Chạm Ngõ hay Lễ Thăm Nhà Gái, trong Miền Nam được biết đến với tên gọi Lễ Chạm Ngõ (hay Đám Nói) là một trong 03 nghi lễ Cưới hỏi của người Việt thời nay. Theo đó Lễ dạm ngõ được xem là bước tiền trạm để tiếp theo đó sẽ tổ chức Lễ đính hôn, bởi thông qua thủ tục Lễ dạm ngõ, hai bên gia đình hai bên gia đình sẽ chính thức đặt nền móng cho một mối quan hệ nghiêm túc, tạo điều kiện cho đôi trẻ tìm hiểu sâu hơn nhằm tiến đến hôn nhân. Mức độ nghiêm túc của Lễ dạm ngõ được minh họa qua ví dụ sau: Trước Lễ dạm ngõ, nếu đôi trẻ có ý định đi chơi xa cùng nhau, hỏi xin phép bố mẹ là vấn đề khó khăn, nhưng sau Lễ dạm ngõ có thể gia đình sẽ thoải mái hơn, dễ đồng ý.
Ý nghĩa sâu xa của Lễ dạm ngõ?
Khác với thời xưa “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”, ngày nay các bạn trẻ được phép tự do tìm hiểu, kết đôi bên ngoài xã hội. Trong quá trình đó, họ có thể đến nhà nhau chơi nhưng với tư cách cá nhân, còn phụ huynh 02 bên hầu như không có dịp để chạm mặt, tiếp xúc với nhau. Vì thế, Lễ dạm ngõ là dịp để Nhà Trai đến thăm Nhà Gái, chính là buổi gặp gỡ chính thức giữa 02 bên gia đình, đây sẽ là cơ hội tìm hiểu về hoàn cảnh, nề nếp gia phong, điều kiện kinh tế của mỗi nhà. Kế đến, cha mẹ sẽ cùng bàn bạc chi tiết về trình tự thủ tục Đám cưới cho con cái, trong đó Nhà Trai sẽ lắng nghe các yêu cầu, mong muốn của phía Nhà Gái về quá trình chuẩn bị: thời gian tổ chức, hình thức tổ chức, các lễ vật, hay chuẩn bị tiền tài nếu cần thiết.
Thời điểm phù hợp tổ chức Lễ dạm ngõ?
“Khi nào thì dạm ngõ?” là điều mà nhiều cặp đôi thắc mắc khi có ý định kết hôn, sau đây là một vài gợi ý: Trước Ngày Cưới từ 03 – 9 tháng là khoảng thời gian trung bình để tổ chức Lễ dạm ngõ, tuy nhiên cũng còn phụ thuộc vào hoàn cảnh và cách tính của mỗi gia đình. Cụ thể, trong quá trình hai bạn trẻ hẹn hò, yêu đương thì chắc chắn phụ huynh đã có dịp gặp gỡ, tiếp xúc với nửa kia của con mình, khi đó phụ huynh có ưng bụng và chấp thuận cho 02 đứa tiến xa hơn hay không cũng sẽ tỏ rõ thái độ. Nếu phụ huynh 02 bên đã đồng lòng “dựng vợ gả chồng” cho con, giữa 02 nhà không ở quá xa nhau thì ba – 4 tháng là khoảng thời gian phù hợp để gặp gỡ bàn việc Hôn sự. Nếu hai nhà ở cách xa nhau, hoặc phụ huynh có ý định mua đất, cất nhà, hoặc cho 02 đứa ra riêng sau Đám cưới thì tổ chức Lễ dạm ngõ trước 6 – 9 tháng là hợp lý. Khi có thời gian đủ dài sẽ giúp cho việc chuẩn bị cưới xin được chu đáo, đầy đủ cũng như cha mẹ có điều kiện để hỗ trợ cho con cái nhiều hơn.
Tên gọi khác của Lễ dạm ngõ là gì?
Ngoài tên gọi thông dụng theo Miền Bắc là Lễ dạm ngõ, người ta còn gọi buổi gặp gỡ đầu tiên của 02 gia đình với những cái tên khác như: Lễ chạm ngõ, Lễ chạm, Lễ giáp lời, Lễ giao ngôn, Lễ thăm nhà gái, Lễ xem nhà, Lễ đám nói, Lễ đi nói, Lễ đi nói vợ, Lễ hỏi vợ, Lễ bỏ rượu, Lễ dẫn cưới, lễ nói chuyện người lớn, lễ Nhà Trai đến chơi Nhà Gái… Cách gọi tên như trên dựa theo từng địa phương, hoặc gọi theo hình thức và ý nghĩa của buổi lễ.
Những việc cần chuẩn bị cho Lễ dạm ngõ?
Lễ dạm ngõ có cần xem ngày không?
Những quan niệm về tâm linh luôn là vấn đề gây ra tranh cãi, bởi thế hệ trẻ thường cho là mê tín dị đoan, còn thế hệ ông bà cha mẹ luôn có sự cẩn trọng để tin theo. Với đa số người Việt, câu nói “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” luôn được áp dụng trong mọi trường hợp mỗi khi gia đình có việc hệ trọng. Theo quan điểm trên, tất nhiên Lễ dạm ngõ cũng cần được xem ngày, việc Nhà Trai chọn ngày lành tháng tốt, giờ hoàng đạo để tới thăm Nhà Gái cũng khiến cho Nhà Gái cảm thấy vui trong lòng, khi tâm trạng thoải mái thì đôi bên sẽ dễ đưa ra những quyết định thuận lợi, suôn sẻ.
Lễ vật dạm ngõ cần chuẩn bị gì?
Nếu gia đình bạn đang băn khoăn “Lễ dạm ngõ Nhà Trai cần chuẩn bị gì?” thì không cần quá lo lắng, bởi thủ tục Lễ dạm ngõ vốn rất đơn giản, chỉ là cách ứng xử văn hóa giữa 02 gia đình, không cần phải sắm sửa lễ vật cầu kỳ: Nhà Trai đến gặp gỡ Nhà Gái thưa chuyện, đặt vấn đề chính thức cho đôi trẻ được tìm hiểu nhau kỹ càng hơn trước khi đi đến quyết định hôn nhân. Vì vậy, lễ vật dạm ngõ hay còn gọi là đồ Lễ dạm ngõ theo truyền thống rất đơn giản chỉ là một khay trầu, một chai rượu bởi theo ông bà ta đã quan niệm từ xưa “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Ngoại trừ trường hợp, Nhà Trai có điều kiện hoặc muốn buổi gặp gỡ thêm phần trang trọng thì mới cần chuẩn bị lễ vật dạm ngõ cầu kỳ hơn.
Thành phần tham dự Lễ dạm ngõ gồm những ai?
Về cơ bản, Lễ dạm ngõ chỉ là một buổi gặp mặt thân mật giữa người lớn của 02 bên gia đình, do đó mà thành phần tham dự cũng không cần quá đông, trong khoảng 7 – 10 thành viên mỗi bên, hoặc với những gia đình neo người thì thành phần tham dự Lễ dạm ngõ chỉ cần 4 – 5 người là đủ. Trong đó, ngoài hai nhân vật chính, Cha Mẹ đôi bên, thì đại diện tham dự buổi Lễ dạm ngõ còn có thể là ông bà Nội – Ngoại, những người họ hàng thân thiết trong gia đình như Cô, Dì, Chú, Bác,…
Trình tự Lễ dạm ngõ diễn ra như thế nào?
Trình tự Lễ dạm ngõ hay còn được gọi là kịch bản Lễ dạm ngõ sơ lược như sau: Theo ngày giờ mà hai bên đã thống nhất, đoàn Nhà Trai sẽ mang khay trầu lễ vật sang Nhà Gái, thực hiện các nghi lễ chào hỏi, giới thiệu, trình lễ vật, ngỏ ý muốn cho đôi trai gái tìm hiểu sâu hơn để tiến tới hôn nhân, xin phép cho hai bên gia đình qua lại và bàn việc tổ chức Cưới hỏi cho hai bạn vào ngày lành tháng tốt. Để giúp gia đình thuận tiện tham khảo, Mate đã biên soạn đầy đủ các thủ tục Lễ dạm ngõ gồm những gì trong bài viết “Trình tự tổ chức Lễ dạm ngõ sao cho đúng chuẩn”.
Chuẩn bị lời phát biểu trong Lễ dạm ngõ ra sao?
Lễ dạm ngõ vốn chỉ gồm vài thành viên chủ chốt và rất thân thiết của đôi bên gia đình, nhưng để tạo nên bầu không khí thân tình, ấm cúng phụ thuộc nhiều vào cách ăn nói khi đi hỏi vợ. Muốn làm được điều đó thì cần thực hiện các bước sau: (1) Chọn người phát biểu tức người làm chủ hôn có tài ngoại giao, có duyên nói chuyện; (02) Soạn bài phát biểu trước 1 – hai tuần; (3) Tập dượt trước gương để nói sao cho suôn sẻ, trơn tru là những kinh nghiệm được nhiều người chia sẻ. Nếu bạn muốn có thêm tư liệu để soạn bài phát biểu hãy đọc thêm bài “Bí quyết giúp chuẩn bị bài phát biểu Lễ dạm ngõ ý nghĩa”.
Download: Mẫu bài phát biểu trong Lễ dạm ngõ.
Chuẩn bị trang phục gì cho Lễ dạm ngõ?
“Lễ dạm ngõ nên mặc gì?”, “Có nên may áo dài cho Lễ dạm ngõ hay không?” là những thắc mắc được nhiều người quan tâm, tuy nhiên nếu sắp trở thành Cô Dâu thì bạn không cần lo lắng quá. Dựa trên kinh nghiệm của Mate, thực tế Lễ dạm ngõ không yêu cầu khắt khe với Cô Dâu về cách ăn mặc, bạn chỉ cần lựa chọn trang phục gọn gàng, thanh lịch để Nhà Trai cảm thấy thiện cảm là được, chẳng hạn như: váy dài, đầm, áo dài truyền thống, áo dài cách tân, đồ công sở…
Đối với những người tham dự cũng không cần phải bận tâm chuyện mặc gì đi dạm ngõ mà trước tiên hãy chuẩn bị trang phục lịch sự như đi ăn tiệc, hoặc những lúc ở nhà có việc quan trọng: Nam giới mặc áo sơ mi, quần tây, giày tây còn lịch sự hơn nữa là áo vest, áo khoác vest, thắt cà vạt; Nữ giới bận váy, đầm, đi guốc, đẹp hơn nữa là áo dài…
Qua bài viết Tìm hiểu Lễ dạm ngõ là gì? Những việc cần chuẩn bị cho Lễ dạm ngõ? cho chúng ta thấy đây là một buổi lễ đơn giản, không đặt nặng thủ tục rườm rà, tuy nhiên theo quan niệm của ông bà ta từ xưa đã có câu “đầu xuôi đuôi lọt”, nếu bạn chuẩn bị buổi lễ “mở màn” chu đáo thì quá trình tổ chức Cưới hỏi về sau cũng được thuận buồm xuôi gió. Xem thêm: Chuẩn bị lễ vật dạm ngõ theo phong tục của 3 miền.