Nếu đọc lời thề nguyền trong tiệc cưới có sao không?
Có thể bạn đã từng biết đến nghi lễ đọc Lời Thề Nguyền trong Lễ cưới kiểu Tây (còn được gọi là Lễ Ceremony, Lễ Vow) hoặc những Lễ cưới tổ chức ở Nhà Thờ, nhưng trong trường hợp bạn chỉ làm Lễ cưới truyền thống và đãi Tiệc Cưới thì sao? Nếu đọc Lời Thề Nguyền trong Tiệc Cưới có sao không?
Nếu đọc Lời Thề Nguyền trong Tiệc Cưới có sao không?
Có nên đọc Lời Thề Nguyền trong Tiệc Cưới không?
Tuy đọc Lời Thề Nguyền là một phần quan trọng của Lễ cưới theo phong cách Tây, mang nhiều ý nghĩa nhưng để áp dụng với người Việt còn gặp nhiều trở ngại, do phần lớn Cô Dâu Chú Rể hiện nay tuân thủ theo Cách thức tổ chức gồm có Lễ cưới truyền thống và Tiệc Cưới. Trong khi với tính chất của Lễ Thề Nguyền, bạn cần tìm một địa điểm vừa đẹp lại vừa riêng biệt, sắp xếp ghế ngồi dự lễ, trang trí cổng hoa, backdrop, lối đi… lượng công việc cần chuẩn bị tương đối nhiều dẫn đến khoản đầu tư cũng không nhỏ. Do đó, các cặp đôi nghĩ đến việc thực hiện nghi lễ trao Lời Thề ngay trong Tiệc Cưới, không chỉ riêng tiệc ngoài trời mà còn cả tiệc tại nhà hàng. Sự kết hợp này được xem là một giải pháp hay, giúp tạo nên một buổi Tiệc Cưới ý nghĩa, thú vị nhưng lại không tốn quá nhiều chi phí. Nếu bạn đang có ý tương tự thì nên tiếp tục phát triển thêm để biến điều đó trở thành hiện thực.
Khi nào nên đọc Lời Thề Nguyền trong Tiệc Cưới?
Dù đọc Lời Thề Nguyền trong Tiệc Cưới là nét văn hóa đẹp nên làm, giúp buổi tiệc thêm hấp dẫn và đáng nhớ hơn nhưng không phải Tiệc Cưới nào cũng có thể áp dụng. Đầu tiên, cặp đôi phải nói chuyện với nhau thật rõ ràng, xác định tư tưởng và mong muốn của cả 02, đôi khi Cô Dâu thích nhưng Chú Rể lại không thoải mái, nếu bị ép buộc thì còn gì hay đâu. Kế đến, cần xem đối tượng khách tham dự, trường hợp Tiệc Cưới gồm nhiều người trẻ là bạn bè của cặp đôi thì tương đối thuận lợi, nhưng ngược lại phần lớn khách do phụ huynh mời đến và lớn tuổi thì sao? Nếu đọc Lời Thề Nguyền trước những người không thân thiết, sau buổi tiệc biết ngày nào gặp lại thì hai đứa tự đọc thầm riêng cho nhau còn thú vị hơn. Ngoài ra, sau phần đọc Lời Thề Nguyền còn có những tiết mục nào nữa, chẳng hạn bạn bè tham gia chia sẻ cảm nghĩ về cặp đôi, chúc phúc cho cả 02 thì càng tuyệt vời hơn. Đó là những điều kiện cơ bản để bạn quyết định là có nên đọc Lời Thề Nguyền trong Tiệc Cưới hay không.
Cần chuẩn bị gì khi trao Lời Thề Nguyền trong Tiệc Cưới?
Thông báo cho các bên liên quan.
Có những đối tượng quan trọng mà bạn nên thông báo sớm nếu muốn trao Lời Thề Nguyền trong Tiệc Cưới, bao gồm: (1) Giải thích với phụ huynh hai bên về việc bạn dự định tiến hành, phần đó thực hiện ra sao sẽ có ý nghĩa như thế nào để tránh người lớn bị bỡ ngỡ. (2) Làm việc với bộ phận quản lý chương trình tiệc của nhà hàng, họ còn có những tiết mục khác trong buổi tiệc, làm đột ngột quá khiến họ không xoay sở kịp. (3) Wedding Planner hoặc bạn bè, anh chị em hỗ trợ bạn trong Tiệc Cưới, phân công nhiệm vụ cho từng người.
Soạn thảo Lời Thề Nguyền.
Chị Phương Anh chia sẻ: “Nếu đã xác định trao Lời Thề Nguyền trong Tiệc Cưới, cũng là lúc cả hai nên bắt đầu soạn thảo nội dung, cần thực hiện càng sớm càng tốt hoặc chậm nhất là từ hai tuần đến 01 tháng trước ngày diễn ra sự kiện”. Khi có nhiều thời gian chuẩn bị là cơ hội để bạn nghĩ về chặng đường tình yêu mà cả hai đã cùng trải qua, nhớ lại những kỷ niệm đặc biệt, lời nói và hành động của đối phương đã gây thương nhớ, cảm phục với mình. Quá trình soạn Lời Thề Nguyền nếu tự thực hiện được thì tốt, hoặc cảm thấy mình không có năng khiếu viết văn thì nên tìm người hỗ trợ.
Tập dượt trước gương nhiều lần.
Hãy đảm bảo bạn có thời gian luyện tập phát biểu trước gương, bởi giữa văn viết và văn nói có “độ chênh” nhất định, những câu nào chưa thuận miệng bạn hãy trực tiếp ngồi sửa lại cho phù hợp. Tập nói đi nói lại nhiều lần không phải để học thuộc lòng mà chủ yếu giúp lời phát biểu suôn sẻ, tránh vấp từ. Điều chỉnh âm lượng của giọng nói, ngữ điệu (cách nhấn nhá câu từ) cũng là bí quyết để bạn có Lời Thề Nguyền ấn tượng và thu hút người nghe hơn.
Tóm lại, qua bài viết “Nếu đọc Lời Thề Nguyền trong Tiệc Cưới có sao không?” do Mate biên soạn, bạn cần nắm được các ý chính sau đây: (1) Nên tạo điểm nhấn cho Tiệc Cưới bằng cách trao nhau Lời Thề Nguyền nếu bạn có điều kiện. (02) Lưu ý đến những yếu tố thuận lợi hỗ trợ cho bạn trong việc thực hiện trao Lời Thề. (3) Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để việc trao Lời Thề Nguyền được diễn ra một cách suôn sẻ.