Mâm quả cưới là gì? cách chuẩn bị mâm quả cưới hỏi đúng chuẩn?
Trong truyền thống hôn nhân của người Việt, chuẩn bị một bộ mâm quả cưới để làm sính lễ là điều không thể thiếu trong cả Lễ hỏi và Lễ cưới. Cùng Mate tìm hiểu mâm quả cưới là gì? Cách chuẩn bị mâm quả cưới hỏi đúng chuẩn theo văn hóa vùng miền và điều kiện kinh tế của mỗi gia đình.
Mâm quả cưới là gì? Cách chuẩn bị mâm quả cưới hỏi đúng chuẩn?
Theo nhiều tư liệu thì mâm quả cưới có nguồn gốc từ lễ nạp tài (đây là một trong sáu lễ cưới của người xưa). Qua thời gian thủ tục trao mâm quả cưới đã trở thành một nét đẹp truyền thống mang đậm văn hóa, bản sắc dân tộc Việt. Tuy nhiên, đối với thế hệ thanh niên lớn lên trong thế giới hiện đại vẫn còn mơ hồ về thủ tục trao mâm quả cưới, nhiều bạn cũng không biết bên trong mâm quả cưới cụ thể là những lễ vật gì.
Chúng tôi thường nhận được các câu hỏi như: ăn hỏi cần chuẩn bị những gì, tìm dịch vụ mâm quả ngày cướiuy tín ở đâu, cách trình bày mâm hoa quả ăn hỏi như thế nào, mâm hoa quả và mâm ngũ quả đám cưới khác nhau ra sao, mâm quả đám hỏi miền Namgồm những gì, có khác với mâm lễ ăn hỏi miền Bắc không…
Tất cả các câu hỏi trên là động lực để Mate viết bài “Mâm quả cưới là gì? Cách chuẩn bị mâm quả cưới hỏi đúng chuẩn?”, nhằm cung cấp thêm cho các bạn những thông tin bổ ích, và kinh nghiệm chọn lựa mâm quả cưới hỏi sau nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực này.
Mâm quả cưới là gì?
Như thông tin ở trên cho chúng ta biết, mâm quả cưới hỏi bắt nguồn từ văn hóa truyền thống của người xưa, vốn xem trọng tục thách cưới. Trong truyện cổ tích Sơn Tinh, Thủy Tinh phải đáp ứng các yêu cầu về lễ vật của vua Hùng Vương thứ 18 mới được vua gả công chúa cho, đây là minh chứng rõ ràng cho tục thách cưới.
Cũng theo tục thách cưới, nếu mà đàng trai muốn sang thưa chuyện với đàng gái về việc hứa hôn, cưới hỏi thì phải mang theo những món quà cưới hay còn gọi là sính lễ cưới. Mang theo sính lễ gì thì sẽ dựa theo yêu cầu của nhà gái đưa ra mà đáp ứng, các sính lễ cưới đó chính là mâm quả cưới của chúng ta ngày nay.
Ý nghĩa của việc trao mâm quả cưới?
Theo sự phát triển của thời gian, tục thách cưới hiện nay không còn nữa. Nhưng dù vậy, chúng ta vẫn giữ được nét đẹp văn hóa của việc trao sính lễ. Các món sính lễ bây giờ cũng đơn giản, dễ tìm mua, và cũng không quá đắt đỏ. Bạn cũng có thể tìm hiểu về chi phí cho một bộ mâm quả cưới mắc hay rẻ ngay trong bài viết này.
Ý nghĩa đầu tiên của việc trao sính lễ cưới.
Ý nghĩa đầu tiên đó chính là thông điệp mà nhà trai trực tiếp muốn gửi đến bậc sinh thành của cô dâu. Trao sính lễ cưới để thể hiện sự chân thành, lòng biết ơn của nhà trai đối với cha mẹ của cô gái. Cảm ơn công sinh thành, dưỡng dục giúp cho cô gái trưởng thành, nên người để mà ngày hôm nay nhà trai đến đón người con gái ấy đi về làm dâu.
Ý nghĩa sâu xa của việc trao sính lễ cưới.
Đó là sự thông báo ngầm của nhà trai đối với nhà gái là cô gái khi về làm dâu sẽ được chồng và gia đình bên nâng niu, yêu chiều như là thời còn ở với cha mẹ. Thế nên việc trình bày mâm quả đẹp không chỉ là chuyện hình thức mà nội dung bên trong mâm quả phải thật là chu đáo, sính lễ càng trọng thì càng thể hiện rõ sự chân thành của nhà trai.
Trong mâm quả cưới hỏi có gì?
Các yếu tố thường thấy trong một bộ mâm quả cưới gồm có: trầu – cau, trà – rượu, mặn – ngọt. Những yếu tố này là được xem là biểu trưng cho sự vẹn tròn, đầy đủ các gia vị, đầy đủ các cung bậc của đời sống. Đối với yếu tố “trầu – cau” và “trà – rượu” thì nó đã khá là rõ ràng, bởi tên gọi cũng chính là món sính lễ luôn
Còn 02 yếu tố “mặn – ngọt” thì sẽ mang đến cho bạn và gia đình rất nhiều sự lựa chọn. Ví dụ: xôi gà, heo quay, heo sữa quay, giò chả… được xem là những sính lễ mang yếu tố mặn. Hoặc trái cây, bánh kem, bánh phu thê, bánh cốm, bánh đậu xanh, bánh pía, bánh thuẫn… chính là những sính lễ có yếu tố ngọt trong đó.
Tùy theo từng vùng miền, hay thủ tục của mỗi gia đình mà chúng ta có thể chọn lựa nội dung mâm quả cưới cho phù hợp nhất với những yếu tố gia vị này.
Có gì khác nhau giữa mâm quả 3 miền Bắc - Trung - Nam?
Nhìn chung mâm quả cưới của cả ba miền Bắc – Trung – Nam khá là tương đồng với nhau. Tuy nhiên ở mỗi miền, theo quan niệm riêng sẽ có một chút thay đổi tạo nên nét đặc trưng của từng miền. Ví dụ: nơi chọn số lượng mâm quả phải là số chẵn, nơi khác lại chọn mâm quả theo số lẻ. Cách sắp xếp mâm quả và các nội dung bên trong mâm quả cũng thay đổi dựa theo lễ vật đặc sản của từng vùng,… Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết mâm quả của từng miền phía dưới nhé.
Mâm quả đám cưới miền Bắc.
Cách bày mâm lễ ăn hỏi của người miền Bắc rất trang trọng và cầu kỳ, và được gọi là tráp cưới, tráp ăn hỏi thay vì mâm quả cưới. Các lễ vật trong bộ mâm quả cưới của người miền Bắc thường xếp lại thành tháp cao, trang trí xung quanh bởi ruy-băng, nơ và có khi là cả hoa tươi nữa.
Về số lượng, người miền Bắc khi tổ chức lễ ăn hỏi (hoặc lễ cưới) thì sẽ mang theo số tráp lẻ, nhưng nội dung bên trong tráp phải chẵn. Cụ thể có thể chọn là ba, 5, 7, 9 tráp và số lễ vật đựng bên trong tráp phải chẵn như: 02 gói chè, hai chai rượu, 100 cái bánh…
Mâm quả đám cưới miền Trung.
Đặc điểm chung của người miền Trung là thích sự đơn giản và chân chất. Nhưng làm sao phải giữ được những lễ nghi truyền thống của con người vùng đất kinh kỳ, cố đô xưa. Vì vậy, mâm quả cưới của người miền Trung là sự kết hợp giữa phong cách phóng khoáng, tuy không quá cầu kỳ nhưng bên cạnh đó vẫn phải chỉn chu, đầy đủ.
Số mâm quả của người miền trung là số sẵn như 04, 6, 8… Trong đó bắt buộc phải có đủ 04 lễ vật như: trầu cau, chè rượu, bánh phu thê (su sê) và nến tơ hồng… Còn lại thì tùy theo điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà chuẩn bị thêm. Các lễ vật trong mâm quả khác của người miền Trung có thể là bánh kem, nem chả, thuốc lá…
Mâm quả đám cưới miền Nam.
Miền Nam là nơi hội tụ của nhiều người đến từ những vùng miền khác nhau, vì vậy thủ tục cưới hỏi của người miền Nam còn tùy thuộc vào văn hóa của từng gia đình. Nhưng đối với người miền Nam gốc thì xem trọng sự có đôi, có cặp. Nghĩa là từ số lượng mâm quả, cho đến số lượng sính lễ trong mâm quả cưới của người miền Nam cũng đều là số chẵn… Không những vậy, cách chọn lựa lễ vật mâm quả còn phải kết hợp với cách đọc lái, nói lái nhằm mang đến những ý nghĩa hay, lời chúc tốt đẹp.
Ví dụ: Người miền Nam thường chọn mâm quả trầu cau đám cưới là 105 quả cau, hoặc 105 bánh su sê bởi theo cách đọc lái của người miền Nam là 100 là số, còn 5 có nghĩa là năm. Ý nghĩa của con số này chính là lời chúc cho đôi trẻ “trăm năm hạnh phúc”. Nếu như người miền Nam chọn mâm trầu cau đám cưới với 60 quả, 80 quả thì điều đó có nghĩa là cầu chúc cho 02 vợ chồng có “Sáu mươi năm cuộc đời” hoặc “Tám mươi năm cuộc đời” sống bên nhau hạnh phúc, viên mãn.
Ngoài ra, tuy người miền Nam quan niệm mâm quả cưới phải là số chẵn như 4, 6, 8, 10 nhưng thường chọn bộ 6 mâm quả cưới nhất. Bởi đây là con số phù hợp cả về chi phí cũng như là độ trang trọng. Vừa đủ số lượng để không bị xem là quá sơ sài, và không quá nhiều để gọi là phô trương.
Nếu như bạn muốn biết 6 mâm quả đám cưới gồm những gì thì xem thêm hướng dẫn chọn mâm quả cưới của Mate ở bên phía dưới, ngay trong bài viết này.
Mâm quả đám cưới miền Tây.
Đi xa hơn về phía nam đó chính là vùng đất của người miền Tây Nam Bộ, hiền lành và chất phác. Mâm quả cưới của người miền Tây tương đồng với mâm quả của người miền Nam tuy nhiên về số lượng mâm quả cưới của người miền Tây thường là nhiều hơn. Có những gia đình khá giả, bộ sính lễ cưới hỏi có thể lên đến 16, 18, hoặc 20 mâm quả.
Mâm quả đám hỏi có khác với mâm quả đám cưới?
Nếu xét về nội dung của các sính lễ trong mâm quả đám hỏi và sính lễ trong mâm quả đám cưới là giống nhau. Nhưng về số lượng thì khác nhau, thường là sính lễ đám cưới sẽ nhiều hơn, cầu kỳ hơn còn sính đám hỏi thì đơn giản hơn, ít hơn.
Ví dụ: Nếu tổ chức lễ ăn hỏi, người miền Bắc chọn ba tráp ăn hỏi, hoặc 5 tráp ăn hỏi thì đến khi tổ chức lễ cưới sẽ là 5 tráp đám cưới, hoặc 7 tráp đám cưới. Nếu tổ chức Đính ước (lễ hỏi), người miền Nam chọn 4 mâm quả đám hỏi, hoặc 6 mâm quả đám hỏi thì khi tổ chức lễ cưới sẽ là 6 mâm quả đám cưới, hoặc 8 mâm quả đám cưới. Lúc nào các lễ vật trong đám cưới cũng sẽ nhỉnh hơn một chút.
Điều này đi ngược với quan niệm cưới hỏi của người xưa. Bởi người xưa xem Đính ước là đại đăng khoa còn lễ cưới là tiểu đăng khoa nên người xưa tổ chức lễ đính hôn còn long trọng, hoành tráng hơn lễ cưới. Ngày nay, việc chọn lựa bộ mâm quả đính hôn nhiều hơn bộ mâm quả đám cưới vẫn còn được áp dụng ở một số địa phương trong cả nước, đặc biệt là miền Tây Nam Bộ.
Ý nghĩa của từng loại mâm quả trong đám hỏi, đám cưới?
Mỗi một món sính lễ xuất hiện trong mâm quả cưới của người Việt, tuy khác nhau về tên gọi, hình dáng, màu sắc nhưng đều ngầm biểu đạt cho những ý nghĩa tốt đẹp, những lời chúc phúc, ước vọng về sự bình an, bền vững trong hôn nhân.
Ý nghĩa mâm quả trầu cau ngày cưới.
Đối với đại đa số người Việt, hình ảnh miếng trầu đã trở nên hết sức quen thuộc và gần gũi thông qua rất nhiều câu truyện cổ tích mà chúng ta đã được nghe kể từ nhỏ như Trầu Cau, Tấm Cám… cũng như các câu ca dao tục ngữ.
“Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng.
Cau xanh ăn với trầu vàng xứng chăng?
Trầu vàng nhá lẫn cau xanh.
Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời.”
Cũng như xuất phát từ tục lệ mời trầu, mà ăn trầu đã trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống không chỉ trong cưới hỏi, hay lễ hội mà còn rất phổ biến trong đời sống thường ngày của người dân.
Với đặc tính trầu cay, cau nồng quyện với vôi trắng tạo thành màu đỏ son, màu của máu và trái tim nồng ấm. Hình ảnh đó tượng trưng cho sự thủy chung, sắt son bền chặt của tình yêu và hôn nhân.
Miếng trầu không chỉ là đầu câu chuyện cho tất cả các cuộc gặp mặt, hội họp của người xưa, bao gồm cả lễ hỏi và lễ cưới mà sự quan trọng của mâm trầu cau ăn hỏi còn được thể hiện rõ nét hơn qua nghi lễ dâng trầu cau lên tổ tiên.
Trong nghi lễ này cả 02 sẽ cùng nhau bẻ đôi cau bằng tay không và đặt lên bàn thờ gia tiên trước sự chứng kiến của toàn thể họ hàng 02 bên gia đình. Vì vậy, nhiệm vụ chuẩn bị một mâm trầu cau đẹp cả về hình thức, đầy đủ về nội dung là mục tiêu đầu tiên của mọi gia đình trong ngày cưới.
Ý nghĩa mâm quả trà - rượu - đèn (nến) ngày cưới.
Ông bà ta ngày xưa thường có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ hay và ý nghĩa. Chẳng hạn như câu ca dao “khách đến nhà không trà thì rượu”. Đúng thật là như vậy, một ấm trà thơm sẽ xích mọi người đến gần nhau hơn, một ly rượu cay nồng sẽ nâng cảm xúc khiến cho những cuộc vui thêm hào hứng.
Trong những cuộc vui, hội họp hay gặp mặt gia đình, bạn bè của người Việt đều không thể thiếu 02 thứ nước này. Cùng nhấp chén trà, tay nâng ly rượu, ngồi quây quần bên nhau giữa những câu chuyện và những lời chúc tụng, cùng hi vọng về một tương lai mới đầy phước lành, sung túc, và thành công.
Trong mâm quả cưới có Trà và Rượu sẽ được dâng lên bàn thờ tổ tiên trong quá trình hai bên cử hành nghi thức. Hành động này mang ý nghĩa tâm linh, đó như là cách con cháu thể hiện lòng kính hiếu, nhớ đến ông bà tổ tiên. Vừa xin phép tổ tiên và mong tổ tiên chứng giám, độ trì cho đám cưới và đời sống gia đình của đôi trẻ được diễn ra vui vẻ, hạnh phúc.
Ý nghĩa mâm quả trái cây ngày cưới.
Mâm quả trái cây thường dùng trong nghi lễ cưới hỏi gọi là “mâm ngũ quả”, nghĩa là năm loại trái cây khác nhau. Số 5 là biểu tượng ngũ hành, của sự hòa hợp âm dương, hòa hợp đất trời.
Mâm ngũ quả hay được dùng để thờ cúng tổ tiên hoặc trên bàn tiếp khách vào ngày tết. Việc chọn lựa các loại trái cây để bày trí trong mâm trái cây đám cưới thể hiện nguyện ước của gia đình dành cho cặp đôi. Đặc biệt là thông qua tên gọi của loại trái cây cũng như màu sắc và cách sắp xếp của chúng. Vậy mâm ngũ quả gồm những gì? Tùy theo thủ tục tập quán, quan niệm của từng địa phương mà mỗi miền lại có cách chọn mâm ngũ quả khác nhau.
Mâm trái cây ngày cưới của người miền Bắc thường bày trí gồm: Cam, Táo, Lê, Đào, Hồng. Còn người miền Nam thường kiêng kỵ những trái có tên mang ý nghĩa xấu như Lê (“lê lết”), Cam (“quýt làm cam chịu”), Lựu (“lựu đạn”), Táo (người Nam gọi là “bom”) và không chọn những loại trái có vị cay, vị đắng nên mâm trái cây đám cưới của người miền Nam thường là: Xoài, Thanh Long, Nho, Mãng Cầu, Táo Mỹ đỏ. Tuy nhiên, bây giờ quan niệm về mâm quả trái cây không khắt khe như xưa, 02 bên gia đình có thể bàn bạc trước với nhau, và thực hiện thuận theo ý muốn chung.
Ý nghĩa mâm quả bánh phu thê ngày cưới.
Bánh phu thê có thể được xem là một món bánh đặc sản mà vừa dân dã của người Việt. Chính vì vậy bánh phu thê đã trở nên phổ biến và có mặt ở cả 3 miền. Nếu như ở miền Bắc, chiếc bánh có dạng hình tròn, vỏ ngoài và nhân bánh có màu sắc bắt mắt gói trong giấy bóng kính. Thì ở miền Trung và miền Nam, bánh phu thê khác cả về kiểu dáng lẫn màu sắc. Bánh có màu trắng, nhân bánh được làm bằng đậu xanh hoặc nhân dừa gói trong những chiếc hộp hình vuông, hình tam giác, hoặc lục giác được làm từ lá dừa, hoặc lá dứa.
Trong tiếng Hán thì “Phu” có nghĩa là “chồng” và “Thê” có nghĩa là vợ, nên người ta còn gọi đây là bánh vợ chồng. Bánh phu thê miền Bắc có hình tròn, là hình ảnh biểu tượng của bầu trời, tượng trưng cho cực dương. Trong khi đó, bánh phu thê miền Trung và miền Nam, là sự hài hòa của đất trời, thể hiện triết lý âm dương đồng thuận. Phần nhân được đặt gọn gàng trong phần bột thể hiện sự ôm ấp, che chở của tình chồng, nghĩa vợ. Chiếc bánh chính là tượng trưng cho ước mơ về sự thủy chung, son sắt, bền chặt trong tình yêu.
Bên cạnh đó, triết lý ngũ hành cũng được thể hiện qua năm màu sắc có trong bánh, bao gồm: (1) màu trắng của bột lọc và cơm dừa, (2) màu vàng của nhân đỗ, (03) màu đen của hạt vừng, (4) màu xanh của lá và (5) màu đỏ của lạt buộc hay chữ hỷ trang trí trên bánh. Dân gian xem đó chính là sự hài hòa của trời đất, sự kết hợp hoàn hảo của vợ chồng.
Ý nghĩa mâm quả bánh cốm ngày cưới.
Bánh cốm có hình tròn là biểu tượng của bầu trời, tượng trưng cho cực dương. Nếu trong ngày cưới có sự kết hợp của âm và dương sẽ tạo nên sự thịnh vượng, ấm no và hạnh phúc cho cặp đôi sau này. Bánh cốm là loại bánh rất phổ biến trong các tráp ăn hỏi miền Bắc. Do yếu tố địa lý, thời tiết, khí hậu, nên chỉ có các tỉnh miền Bắc mới sản xuất được bánh cốm, đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Hồng, còn từ miền Trung trở vào Nam tuy cũng có bánh cốm nhưng không quá phổ biến.
Ý nghĩa mâm quả bánh kem ngày cưới.
Ngoài các loại bánh cưới truyền thống thì bánh kem cũng được nhiều gia đình lựa chọn cho vào bộ mâm quả ngày cưới. Sử dụng bánh kem thể hiện sự hòa nhập giữa văn hóa Phương Tây và Phương Đông. Không chỉ mang tính chất trang trí cho bộ mâm quả cưới, mà bánh kem còn giúp thể hiện cá tính của cặp đôi, thông qua cách chọn lựa các hoa văn, họa tiết trang trí bánh.
Cũng như thông qua hình ảnh bắt bánh kem dâng lên bàn thờ tổ tiên trước sự chứng kiến của quan viên 02 họ, tượng trưng cho sự đồng lòng, cùng nhau chia sẻ mọi điều trong cuộc sống. Không chỉ đối với người Á Đông, mà ngay cả trong quan niệm Tây Phương cũng cho rằng bánh kem thể hiện mong muốn, cầu chúc cho tình yêu của 02 vợ chồng luôn ngọt ngào như chiếc bánh.
Ý nghĩa mâm quả xôi gấc (gà) ngày cưới.
Người Việt Nam có quan niệm rằng màu đỏ là màu son, màu son là màu của điềm lành, của may mắn và hạnh phúc. Tuy xôi gấc có màu đỏ cam nhưng cũng được xem là màu son, hơn nữa đây lại là một loại nguyên liệu tự nhiên, không phẩm màu, vô cùng an toàn cho người sử dụng. Vì vậy, chọn xôi gấc trong mâm quả cưới ngoài vấn đề về an toàn thực phẩm sẽ có ý nghĩa cầu chúc sự may mắn đến với đôi vợ chồng mới cưới. Đồng thời ca ngợi sự son sắt, thuỷ chung của tình chồng nghĩa vợ.
Xôi Gấc trong mâm quả cưới hỏi thường được đóng thành năm hoặc sáu khuôn hình trái tim, phía trên có in hình chữ Hỷ bằng bột đậu xanh hoặc một khuôn lớn tròn như cái chén. Mâm xôi thường đi chung với một con gà trống thiến được luộc sẵn. Nếu đó là mâm xôi gấc không có gà thì thường là có sáu tim xôi, hoặc có thêm một con gà thì chỉ cần năm tim xôi. Biểu tượng con gà nằm trên mâm xôi gấc có ý nghĩa “gà đẻ trứng vàng”. Đây là một lời chúc mang đến sự sung túc và hạnh phúc cho hai vợ chồng.
Ý nghĩa mâm quả heo quay ngày cưới.
Theo quan điểm của phong thủy, con heo gọi theo cách của miền Nam hay là con lợn theo cách gọi của người ở miền Bắc thì luôn gợi lên hình ảnh thân thiện, vui vẻ bởi hình dáng tròn trịa, da dẻ căng bóng, hồng hào. Điều đó tượng trưng cho sự phát tài, phát lộc nên heo quay không chỉ được dùng làm sính lễ cưới hỏi, mà hầu hết trong các buổi khai trương, lễ động thổ người ta đều dùng heo quay để dâng lễ.
Trong quan niệm dân gian tin rằng việc cúng heo quay sẽ mang đến điều may mắn cho chủ nhà, cầu chúc cho sự thịnh vượng, giàu có. Đối với các gia đình vừa có dâu mới, rể mới thì cúng heo quay để cầu chúc cho khả năng sinh sản, cũng như thành công trong công việc. Bên cạnh đó, heo còn tượng trưng cho sự đầy đủ của thức ăn, niềm vui của vật chất, và sự an toàn trong nhà.
Mâm quả đám hỏi, đám cưới miền Bắc gồm những gì?
Mate là một đơn vị hoạt động chủ yếu tại TP.HCM, nơi tập trung nhiều gia đình di cư từ miền Bắc vào đây sinh sống. Có những cô dâu, chú rể là gốc người Bắc nhưng sinh ra và lớn lên ở miền Nam thì không có biết cách để chuẩn bị mâm quả cưới đúng chuẩn miền Bắc và họ thường có những thắc mắc như là: lễ ăn hỏi ba tráp, 5 tráp, 7 tráp, 9 tráp, rồi 11 tráp gồm những gì…
Vì thế, Mate sẽ tư vấn cho bạn một số mẫu tráp ăn hỏi, tráp ăn cưới phù hợp với thủ tục của người miền Bắc sau đây. Thứ tự tráp ăn hỏi cũng được ưu tiên từ trên xuống dưới luôn bạn nhé.
Ba tráp ăn hỏi gồm những gì?
Nếu chỉ chọn 03 tráp ăn hỏi thì có hơi ít. Nhưng nó lại trở nên rất phù hợp đối với những gia đình thích sự đơn giản, hoặc gia đình nào không có điều kiện về kinh tế.
Nội dung ba mâm lễ ăn hỏi như sau:
5 tráp ăn hỏi gồm những gì?
Hầu hết các gia đình miền Bắc thường chọn 5 tráp, hoặc 7 tráp ăn hỏi bởi vì khá đầy đủ các mâm lễ vật cần thiết.
Nội dung 5 mâm lễ ăn hỏi như sau:
7 tráp ăn hỏi gồm những gì?
Nếu muốn tránh lãng phí, cũng như không bị chê trách bởi mâm lễ đơn điệu thì chọn 7 tráp lễ ăn hỏi là vô cùng hợp lý, bởi vì vừa phù hợp với túi tiền vừa tràn đầy ý nghĩa.
Nội dung 7 mâm lễ ăn hỏi như sau:
9 tráp ăn hỏi gồm những gì?
Đây là một trong những kiểu tráp ăn hỏi được ưa chuộng nhất của người miền Bắc, còn được gọi là tráp ăn hỏi 9 lễ. Nếu bạn còn thắc mắc lễ ăn hỏi 9 tráp gồm những gì thì hãy áp dụng theo hướng dẫn sau của Mate.
Nội dung 9 mâm lễ ăn hỏi như sau:
Mâm quả đám hỏi, đám cưới miền Nam gồm những gì?
Cũng tương tự, Mate giới thiệu đến bạn một số mẫu mâm quả cưới hỏi phù hợp với người miền Nam như sau:
4 mâm quả đám cưới, đám hỏi gồm những gì?
Tùy vào sự thống nhất của hai bên, cũng như điều kiện kinh tế của gia đình mà lễ vật được chọn trong 04 mâm quả là cao cấp hay bình dân, ít hay nhiều nhưng nhất thiết phải có những lễ vật chính như sau.
Nội dung 04 mâm quả đám cưới bao gồm:
6 mâm quả đám cưới, đám hỏi gồm những gì?
Nội dung 6 mâm quả dành cho đám cưới, đám hỏi của người miền Nam như sau:
Mate thường xuyên nhận được những câu hỏi như là 6 mâm quả gồm những gì bởi vì đây là bộ mâm quả được ưa chuộng nhất của người miền Nam. Thực tế là chúng ta có nhiều lựa chọn dành cho bộ 6 quả đám cưới. Ngoại trừ các lựa chọn cố định như trầu cau, trà – rượu – đèn, trái cây ngũ quả thì các loại bánh cưới là có thể thay đổi cho nhau tùy theo sở thích của mỗi gia đình.
8 mâm quả đám cưới, đám hỏi gồm những gì?
Nội dung 8 mâm quả dành cho đám cưới, đám hỏi của người miền Nam như sau:
10 mâm quả đám cưới, đám hỏi gồm những gì?
Nội dung 10 mâm quả dành cho đám cưới, đám hỏi của người miền Nam như sau:
Cách chuẩn bị mâm quả đám cưới người hoa đúng chuẩn?
Không chỉ có người Kinh mới quan tâm đến việc chuẩn bị mâm quả cưới hỏi mà cộng đồng người Hoa ở Việt Nam cũng rất là chú trọng đến những loại sính lễ cho đám cưới, đặc biệt là khu vực tập trung nhiều người Hoa sinh sống như Chợ Lớn, Q.5.
Để chuẩn bị cho mâm quả lễ hỏi của người hoa, nhà trai cần có các món lễ vật sau:
Bên cạnh nét văn hóa đặc trưng, người Hoa cũng hòa nhập cùng với truyền thống văn hóa của người Việt thông qua việc chuẩn bị mâm trầu cau ngày cưới một cách chu đáo.
Nhà trai sẽ mang đến nhà gái bao gồm 04 mâm quả bắt buộc, bao gồm là trầu cau, trà rượu, đùi heo cùng bánh trái. Ngoại trừ đùi heo, các lễ vật còn lại khá giống với phong tục của người Việt. Ngoài ra, người Hoa rất chú trọng đến bánh cưới và cũng có nhiều lựa chọn về loại bánh như: bánh hoa mai, bánh long phụng, bánh bách thảo, bánh trứng vịt muối…
Tùy vào điều kiện kinh tế của nhà trai mà số lượng mâm quả sẽ khác nhau. Nhà trai nếu muốn tiết kiệm có thể chọn bộ 04 mâm quả, nhưng thông thường các gia đình sẽ chọn bộ mâm từ 8 đến 12 mâm. Số lượng mâm càng nhiều càng chứng tỏ về sự khá giả, khả năng kinh tế của nhà trai. Và quan trọng nhất là lễ vật trong tất cả các mâm đều phải là số chẵn mới tốt.
Chi phí một bộ mâm quả cưới hỏi mắc hay rẻ?
Số tiền chi ra cho một mâm quả cưới phụ thuộc vào 4 yếu tố dưới đây:
(1) Chất liệu mâm quả.
(02) Đường kính mâm quả.
(03) Số lượng mâm quả.
(04) Nội dung (chất lượng) của sính lễ trong mâm quả.
Chi phí một bộ mâm quả tiết kiệm, rẻ tiền có dao động khoảng 2-3 triệu đồng. Trong khi giá bộ mâm quả bình dân trung bình khoảng 4-5 triệu đồng và giá mâm quả cao cấp có khi lên đến 15-20 triệu đồng, thậm chí hơn.
Các chất liệu làm mâm quả?
Trên thị trường hiện hay có 02 loại chất liệu làm mâm quả cưới được ưa chuộng bao gồm:
(1) Mâm quả nhôm sơn tĩnh điện là loại phổ thông, đại trà nhất, và
(02) Mâm quả sơn mài đây là loại được những gia đình khá giả ưa chọn bởi sự sang trọng, chắc chắn.
Mâm quả có các loại đường kính (kích thước) nào?
Mâm quả cưới hỏi có nhiều kích thước khác nhau. Đơn vị đo kích thước là đường kính của mâm quả, có các loại đường kính mâm quả dưới đây: 24, 30, 32, 34, 36, 38, 40, 42 và 46 cm. Loại mâm quả đường kinh nhỏ thì chứa được ít lễ vật thì giá sẽ rẻ và ngược lại.
Nhưng chúng ta thường không quan tâm đến chi tiết lớn hay nhỏ, mà chỉ cần biết “trọn gói một bộ mâm quả bao nhiêu tiền”. Cho nên thông qua bài viết này, Mate mong bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về kích cỡ của bộ mâm quả trước khi quan tâm đến giá cả.
Mua, thuê mâm quả cưới ở đâu?
Nếu như bạn đang có ý định kinh doanh dịch vụ mâm quả cưới thì có thể thực hiện theo các bước sau:
- Đặt hàng tại các cửa hàng chuyên gia công về nhôm, đối với mâm quả nhôm.
- Đặt hàng tại các cửa hàng sơn mài, đối với mâm quả sơn mài.
Hoặc tìm đến các đơn vị sản xuất công nghiệp, làm sẵn chỉ để phục vụ cho việc bán mâm quả cưới hỏi như Sica, sơn mài Thanh Bình Lê, sơn mài Hồng Đào,…
Còn nếu như bạn chỉ muốn thuê mâm quả không (quả trống) để mua đồ về tự trang trí thì tìm đến các đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ cưới hỏi như Wedding Decor, Lá Trầu Xanh, Honey Bees, Thần Tình Yêu, White Wedding… Hầu hết các đơn vị này đều có dịch vụ cho thuê mâm quả không.
Giá thuê mâm quả không thường dao động trong khoảng từ 50 ngàn – 200 ngàn/quả, tùy theo là mâm quả nhôm hay mâm quả sơn mài, lớn hay nhỏ.
Mâm quả cưới hỏi có những màu nào?
Nếu như trước đây, người ta cho rằng đám cưới là phải màu đỏ (màu son), các đồ vật trang trí đám cưới cũng như bộ mâm quả cũng phải là “sơn son thếp vàng”. Nghĩa là các phần hoa văn, chữ viết trên thân mâm quả là phải sử dụng màu vàng, hoặc mạ vàng. Bên trên mâm quả cũng phủ một khăn vải màu đỏ, viền vàng hay còn gọi là khăn nhiễu.
Bây giờ quan niệm về việc sử dụng màu sắc đã trở nên thoáng và hiện đại hơn. Màu sắc mâm quả cưới hỏi cũng được các cặp đôi lựa chọn dựa theo tông màu trang trí đám cưới chủ đạo để tông xuyệt tông. Vì thế màu sắc mâm quả cưới trở nên rất đa dạng như: hồng, đỏ, vàng, vàng đồng, bạc, xanh nhạt, tím…
Nếu như bạn đang có ý định kinh doanh dịch vụ mâm quả cưới thì có thể thực hiện theo các bước sau:
- Đặt hàng tại các cửa hàng chuyên gia công về nhôm, đối với mâm quả nhôm.
- Đặt hàng tại các cửa hàng sơn mài, đối với mâm quả sơn mài.
Hoặc tìm đến các đơn vị sản xuất công nghiệp, làm sẵn chỉ để phục vụ cho việc bán mâm quả cưới hỏi như Sica, sơn mài Thanh Bình Lê, sơn mài Hồng Đào,…
Có nên tự trang trí mâm quả cưới không?
Mate là một đơn vị cung cấp mâm quả cưới nên nếu chúng tôi trả lời là không nên tự trang trí mâm quả cưới thì nghe thật phiến diện và không hợp lý chút nào. Thay vì vậy, Mate sẽ phân tích khi nào thì nên và khi nào thì không nên tự trang trí mâm quả cưới.
Nên tự trang trí mâm quả cưới.
Lời khuyên của Mate là nên tự trang trí mâm quả cưới nếu như bạn cảm thấy các yếu tố sau đây là phù hợp với nhu cầu, khả năng của mình:
(1) Bạn muốn tự tay làm nhằm thể hiện tình cảm, sự chân thành, chu đáo, tỉ mỉ với người thân.
(2) Bạn tự tin vào khả năng trang trí, năng khiếu thẩm mỹ của bản thân.
(03) Bạn có nguồn cung cấp riêng các món lễ vật và tin chắc rằng chúng sẽ chất lượng hơn nhiều so với dịch vụ.
(04) Bạn có nhiều thời gian. Chuẩn bị mâm quả cưới có nhiều đồ vật phải đi tìm kiếm, mua ở những cửa tiệm (chợ) khác nhau. Cần thời gian để đi tham khảo và chọn lựa.
(5) Bạn quyết định tự trang trí mâm quả cưới không phải vì muốn tiết kiệm tiền. Lưu ý rằng nếu đây là lần đầu tiên chuẩn bị mâm quả thì bạn sẽ khó lòng có được giá ưu đãi khi tự đi mua.
Không nên tự trang trí mâm quả cưới.
Bạn không nên tự trang trí mâm quả cưới nếu như 5 yếu tố ở trên là không phù hợp với khả năng của bạn. Để trình bày một mâm quả cưới đẹp không chỉ đòi hỏi ở bạn công sức, thời gian bỏ ra mà còn là kinh nghiệm và năng khiếu thẩm mỹ nữa. Tốt nhất là tìm đến các đơn vị có uy tín trong lĩnh vực để bộ mâm quả cưới được chuẩn bị nhanh chóng, chu đáo, chuyên nghiệp.
Các dịch vụ đi kèm với mâm quả cưới?
Bên cạnh việc tìm hiểu về mâm quả cưới thì nhiều người còn quan tâm đến các dịch vụ cần thiết hoặc có liên quan đến mâm quả cưới, như là thuê người bưng quả cưới, thuê đồng phục bưng quả cưới, và cả trang trí trái cây Long Phụng cho bàn thờ gia tiên nữa. Cùng tìm hiểu về các dịch vụ này luôn nhé.
Thuê người bưng quả cưới.
Nếu như trước đây, người ta thường nhờ bạn bè, người thân trong gia đình làm người phụ giúp việc bưng mâm quả. Đ