Lễ thề nguyền là gì? nguồn gốc của lễ thề nguyền từ đâu mà ra?
Lễ Thề Nguyền hay Lễ Vow là một nghi thức riêng tư mang nhiều ý nghĩa, được cử hành trong không gian trang nghiêm, lãng mạn cùng gia đình hai bên và bạn bè
Trong một số Tiệc Cưới tổ chức theo phong cách Tây, chúng ta thi thoảng được chứng kiến một buổi lễ đặc biệt gọi là Lễ Thề Nguyền, Lễ Vow, hay Wedding Ceremony kiểu Tây sẽ diễn ra trước khi nhập tiệc khoảng hai – ba tiếng. Nếu chưa hiểu về buổi lễ này, bạn hãy đọc bài Lễ Thề Nguyền là gì? Nguồn gốc của Lễ Thề Nguyền từ đâu mà ra? do Mate biên soạn sau đây.
Lễ Thề Nguyền là gì? Nguồn gốc của Lễ Thề Nguyền từ đâu mà ra?
Tìm hiểu Lễ Thề Nguyền là gì?
Định nghĩa Lễ Thề Nguyền là gì?
Lễ Thề Nguyền hay Lễ Vow là một nghi lễ riêng tư mang nhiều ý nghĩa, được cử hành trong không gian trang nghiêm, lãng mạn cùng gia đình 02 bên và bạn bè của cặp đôi. Trước sự chứng kiến của người thân, cả 02 nhìn vào mắt nhau nói ra những lời nhận xét tốt đẹp về đối phương, về lý do mình chọn người ấy làm bạn đồng hành trong tương lai, và đưa ra lời cam kết cùng nhau xây dựng cuộc hôn nhân hạnh phúc, viên mãn. Dựa trên kịch bản chương trình mà sau đó, người chủ trì buổi lễ hướng dẫn cho cả 02 thực hiện nghi lễ kết đôi (đeo nhẫn, thắt dây, rót cát…) rồi trao nhau nụ hôn trong tiếng vỗ tay chúc phúc của mọi người xung quanh.
Nguồn gốc của Lễ Thề Nguyền?
Được bắt nguồn từ nghi lễ cưới trang trọng của người phương Tây, bên cạnh việc cử hành Thánh Lễ Hôn Phối trong nhà thờ thì cặp đôi còn tổ chức Lễ Thề Nguyền trước tiệc chiêu đãi. Đặc điểm chung của Đám cưới phong cách Tây là có số lượng khách mời hạn chế, chỉ khoảng 40 – 50 người đổ lại, nhờ vậy quá trình chuẩn bị cho buổi lễ này tương đối đơn giản. Còn tại nước ta, xu hướng làm tiệc cưới ngoài trời và Destination Wedding đang được các cặp đôi quan tâm, cùng với việc kết hôn giữa người Việt và người nước ngoài trở nên phổ biến, rồi làn sóng kiều bào, du học sinh về nước làm Đám cưới ngày một nhiều, vì thế cần áp dụng những nghi thức Cưới hỏi tuy đơn giản nhưng nhiều ý nghĩa để người quốc gia nào cũng có thể hiểu và cảm nhận được.
Các tên gọi khác của Lễ Thề Nguyền?
Ở nước ta, hình thức tổ chức Lễ cưới kiểu Tây vẫn còn mới mẻ nên chưa có tên gọi chuẩn mà tùy vào từng cặp đôi và đơn vị tổ chức Đám cưới lại gọi theo những cách khác nhau, chẳng hạn như Lễ Ceremony, Lễ Vow, hay Mate gọi là Lễ Thề Nguyền đều bắt nguồn từ tên gọi “Wedding Ceremony” của người phương Tây mà ra.
Dâu Rể người Việt tổ chức Lễ Thề Nguyền có sao không?
Lễ Thề Nguyền dành cho những ai?
Không phải người Công Giáo thì có làm Lễ Thề Nguyền được không? Chắc chắn nhiều bạn sẽ cùng có thắc mắc về vấn đề này, đặc biệt là đối với những đôi không theo đạo, câu trả lời của Mate như sau: Lễ Thề Nguyền không phải là nghi lễ Công Giáo. Đạo Công Giáo nếu muốn làm Lễ cưới ngoài nhà thờ thì cần xin phép Giáo Hội địa phương và phải có lý do đặc biệt mới được chấp nhận (chỉ chiếm khoảng 02%), cho nên tất cả các hình thức tổ chức Lễ cưới ở ngoài trời, trong nhà hàng hay Destination Wedding thì Giáo Hội không quản lý. Như vậy có nghĩa là cặp đôi nào có điều kiện và cảm thấy thích hình thức tổ chức này thì đều có thể tiến hành được, bao gồm cả những người theo tôn giáo khác hoặc không theo đạo nào.
Tổ chức Lễ Thề Nguyền có gì hay?
Tuy không có quy định nào bắt buộc phải tiến hành Lễ Thề Nguyền, nhưng nhiều cặp đôi rất yêu thích hình thức này và muốn tổ chức dù không đơn giản. Vậy Lễ Thề Nguyền có gì hay? Cái hay của Lễ Thề Nguyền đó chính là sự văn minh và tràn đầy cảm xúc, cặp đôi không chú trọng mời nhiều người không quen biết, mà chỉ có gia đình và bạn bè thân. Trong buổi lễ, họ được nói lên tâm tình, suy nghĩ cho đối phương nghe, thậm chí là những lời mà người kia chưa từng nghe bao giờ, tạo nên sự xúc động mãnh liệt không chỉ cho vợ hay chồng mà với tất cả mọi người xung quanh. Chị Phương Anh chia sẻ: “Những lời hứa với nhau trước đông người về tình yêu, nguyện cùng sẻ chia và cảm thông cho nhau trong đời sống chắc chắn là sự cam kết mạnh mẽ giúp cả 02 cảm thấy gắn kết với nhau hơn”.
Đó là sự khác biệt lớn nếu so với hình thức tổ chức Lễ cưới truyền thống của người Việt, cặp đôi không nắm quyền chủ động mà thực hiện theo sự hướng dẫn, chỉ dạy của người lớn. Nếu có nói chuyện thì cũng do phụ huynh hai bên gia đình thay mặt phát biểu theo kiểu trịnh trọng chứ không phải là tâm tình của đôi vợ chồng với nhau.
Thông qua bài viết Lễ Thề Nguyền là gì? Nguồn gốc của Lễ Thề Nguyền từ đâu mà ra? ở trên, Mate hi vọng bạn đã hiểu rõ hơn về tính chất của buổi lễ này. Theo đó, Lễ Thề Nguyền không ràng buộc về mặt tôn giáo hay thủ tục mà chủ yếu là cặp đôi phải thật sự yêu thích cũng như có điều kiện để tổ chức, nhất là khi Lễ Thề Nguyền rất phù hợp với các buổi tiệc ngoài trời và Destination Wedding.