Gợi ý chọn thực đơn đám cưới theo phong cách 3 miền

Nước ta có địa hình trải dài 1.750 km từ Bắc đến Nam, dù ít hay nhiều thì sự khác biệt về văn hoá và thủ tục là điều khó tránh khỏi, làm ảnh hưởng đến cách thưởng thức ẩm thực giữa các vùng miền Việt Nam, nhất là trong việc lựa chọn thực đơn Cưới hỏi hay những dịp làm cỗ đãi tiệc. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về sự khác nhau này, đồng thời Mate cũng gợi ý chọn thực đơn Đám cưới theo phong cách ba miền sao cho phù hợp nhất.

Gợi ý chọn thực đơn Đám cưới theo phong cách ba miền.

Chọn thực đơn Đám cưới 03 miền cần lưu ý.

Tập quán tổ chức Tiệc Cưới.

Gợi ý chọn thực đơn đám cưới theo phong cách 3 miền

Đa số người Miền Bắc và người Miền Trung có thói quen tổ chức Tiệc Cưới ngay tại nhà như trước sân, trong ngõ. Đặc biệt là ở vùng thôn quê, nhiều gia đình còn thích tự nấu cỗ đãi khách, thậm chí với những phụ huynh chuẩn bị kỹ lưỡng còn lên kế hoạch nuôi gà, vỗ béo lợn trước nhiều tháng để chờ đến Ngày Cưới. Chỉ ở những thành phố lớn thì người ta mới chọn đãi Tiệc Cưới tại Nhà Hàng, tuy nhiên số lượng Nhà Hàng Tiệc Cưới ở Miền Bắc và Miền Trung không phát triển mạnh và rầm rộ như Miền Nam.

Ngược lại, trong sinh hoạt hàng ngày người Miền Nam vốn hình thành thói quen ăn uống ngoài hàng quán, vì thế khi cần tổ chức Đám cưới họ thường đặt tiệc tại các Nhà Hàng Tiệc Cưới hoặc Khách Sạn nổi tiếng ở địa phương. Trường hợp ở vùng nông thôn nhất là Miền Tây, gia đình còn thuê người nấu tiệc tận nhà bởi sự tiện lợi do dịch vụ này mang lại, nhờ thế dịch vụ nấu Đám cưới ở Miền Tây rất phát triển.

Số lượng khách mỗi bàn tiệc.

Khu vực Miền Nam và tại các thành phố lớn vốn phổ biến cách sắp xếp 10 người/bàn tiệc, đặc biệt một số Nhà Hàng nổi tiếng còn thiết kế bàn Tiệc Cưới 12 người hoặc 16 người nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của từng gia đình. Tuy nhiên, bên cạnh loại bàn 10 người thì mâm cỗ được ưa chuộng của người Miền Bắc và Bắc Trung Bộ thường là mâm 6 người. Ngoài ra, ở vùng nông thôn người ta thường tổ chức ăn từ sáng đến tối, khách đến ngồi đủ một mâm 6 người hoặc 10 người là thức ăn sẽ được dọn lên. Khi dọn bàn thì sẽ bưng toàn bộ món có trong thực đơn để lên bàn, khách ai muốn ăn gì thì ăn, chứ không phục vụ tuần tự các món như ở Nhà Hàng.

Phong vị ẩm thực của từng miền.

Phong vị ẩm thực của Miền Bắc.

Gợi ý chọn thực đơn đám cưới theo phong cách 3 miền

Khẩu vị ẩm thực của người Miền Bắc luôn đề cao tính tự nhiên, thanh đạm, độ tươi ngon của thực phẩm. Trong cách chế biến món ăn thường tinh tế, vừa vặn, có vị chua nhẹ nhàng của quả sấu, quả me, quả dọc, giấm và mẻ… Phần lớn món ăn của người Miền Bắc đều không quá ngọt như người Miền Nam và cũng không quá cay như Miền Trung.

Phong vị ẩm thực của Miền Trung.

Gợi ý chọn thực đơn đám cưới theo phong cách 3 miền

Khẩu vị ẩm thực của người Miền Trung bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi điều kiện tự nhiên của một vùng đất nghèo khó, nắng nóng, quanh năm bão lũ,… hình thành nên tính cách ”ăn chắc mặc bền” của người Miền Trung. Ăn cái gì cũng cay, ăn cái gì cũng nhiều muối, khi ăn thì phải ăn nhanh gọn lẹ, phải ăn cho thật no để có sức làm. Sở dĩ người Miền Trung thích ăn cay là vì vị cay nồng giúp họ chống cái lạnh cắt da của những cơn mưa dầm dề, còn thói quen ăn mặn lại đến từ đức tính tiết kiệm, ăn mặn sẽ đỡ tốn thức ăn có thể dự trù cho thiên tai xảy ra bất cứ lúc nào. Ngoài ra, so với những nơi khác ẩm thực Miền Trung có điều đặc biệt là sự hòa trộn của 02 phong cách là ẩm thực cung đình vốn nặng nề lễ nghi, cầu kì và sang trọng, đối ngược với ẩm thực đường phố dung dị và đơn giản.

Phong vị ẩm thực của Miền Nam.

Gợi ý chọn thực đơn đám cưới theo phong cách 3 miền

Khẩu vị ẩm thực của người Miền Nam gây ấn tượng nhiều nhất bởi cách nêm vị ngọt trong món ăn, nhưng thực tế người Miền Nam không chỉ ăn ngọt mà họ có một khẩu vị rất quyết liệt, vị nào ra vị đó. Chẳng hạn với vị mặn, người Miền Nam dùng nước mắm nguyên chất, món Kho Quẹt thì mặn đến mức quéo lưỡi, đóng váng muối; Đối với vị cay, người Miền Nam sử dụng loại gừng già, ớt trái cay nồng, xé lưỡi, cắn trái ớt mà không hít hà, môi không giựt giựt, lỗ tai không lùng bùng, hoặc nước mắt chưa chảy là chưa đã; Nếu chua thì phải chua đến nhăn mặt, rùng mình với các món Gỏi Xoài, Gỏi Cóc, Lẩu Gà Lá Giang; Nếu đã đắng phải đắng như mật như món bụng Cá Kèo, Cháo Cá Lóc Rau Đắng, các món chế biến với Khổ Qua; Và món nóng thì phải đến độ vừa thổi vừa ăn.

Số lượng món trong thực đơn.

Gợi ý chọn thực đơn đám cưới theo phong cách 3 miền

Số lượng món trong thực đơn Tiệc Cưới của người Việt dao động từ 5 – 12 món dựa trên tập quán của từng vùng miền, khả năng tài chính và phong cách ẩm thực mà chủ nhân buổi tiệc chọn lựa. Chẳng hạn số lượng món ăn trong mâm cỗ cưới ở quê của người Miền Bắc theo truyền thống phải có đầy đủ Khai Vị, Món Rán, Món Cá, Món Sốt/Hầm, Món Gà/Chim, Nộm, Món Xào, Món Canh, Tinh Bột, Tráng Miệng… Tuy nhiên, nếu cặp đôi chọn thực đơn Tiệc Cưới sang trọng kiểu Tây thì thường chỉ có 5 món mà thôi.

Cấu trúc xây dựng thực đơn.

Nhìn chung người Việt thời nay dù ở đâu cũng đều áp dụng cấu trúc xây dựng thực đơnTiệc Cưới hay còn gọi là cách tạo thực đơn Tiệc Cưới đúng chuẩn như Nhà Hàng, bao gồm Khai Vị (Starter/Appetizer), Món Chính (Main Course) và Tráng Miệng (Dessert). Trong đó:

Món Khai Vị.

Gợi ý chọn thực đơn đám cưới theo phong cách 3 miền

Món Khai Vị (Starter/Appetizer): Là món mở đầu trong buổi tiệc, đây là những món ăn nhanh, nhẹ bụng, được chia làm từng phần nhỏ rất dễ ăn. Món Khai Vị thường có hương vị thanh đạm, không tốn nhiều thời gian chế biến nhưng đóng vai trò quan trọng đến sự ngon miệng của những món ăn sau.

Món Chính.

Gợi ý chọn thực đơn đám cưới theo phong cách 3 miền

Món Chính (Main Course): Là các món ăn mặn no bụng, thường gồm từ 03 – 5 món tùy theo thực đơn mỗi nhà hàng. Các Món Chính sẽ được đội ngũ đầu bếp chế biến một cách công phu, từ hương vị, màu sắc cho đến cách trình bày nhằm kích thích vị giác lẫn thị giác của khách hàng.

Tráng Miệng.

Gợi ý chọn thực đơn đám cưới theo phong cách 3 miền

Tráng Miệng (Dessert): Là những món ăn ngọt như bánh ngọt, các loại chè, hoặc trái cây,… được phục vụ vào thời điểm cuối tiệc. Bên cạnh tác dụng cân bằng vị giác cho khách mời, Món Tráng Miệng thường có hương vị thanh mát và tốt cho sức khỏe.

Gợi ý chọn thực đơn Đám cưới theo 03 miền.

Thực đơn Đám cưới Miền Bắc.

Gợi ý chọn thực đơn đám cưới theo phong cách 3 miền

Mate giới thiệu một số món ăn mà bạn thường gặp trong thực đơn Đám cưới ở Miền Bắc:

  • Món Khai Vị Miền Bắc: Súp Măng Tây, Súp Gà Ngô Ngọt, Súp Bí Đỏ Kem Tươi…
  • Món Tôm/Cá Miền Bắc: Tôm Chiên, Cá Tẩm Bột Chiên, Cá Hấp Xì Dầu, Cá Chuối Phi Lê Sốt…
  • Món Sốt/Hầm Miền Bắc: Chân Giò/Xương Hầm Bí/Khoai, Thịt Bò Sốt Vang, Thịt Bò Sốt Tiêu Đen…
  • Món Gà/Chim Miền Bắc: Gà Hấp Lá Chanh, Chim Bồ Câu Quay…
  • Món Giò/Chả Miền Bắc: Giò Bò, Giò Bê, Giò Ngựa, Chả Lụa, Chả Cốm…
  • Món Rau Miền Bắc: Su Su, Su Hào, Cà Rốt, Giá Đỗ, và các loại rau theo mùa Xào Lòng Mề, Xào Thịt hoặc Rau Luộc.
  • Món Nộm Miền Bắc: Nộm Chân Gà Rút Xương, Nộm Sứa, Nộm Xoài, Nộm Rau Thập Cẩm…
  • Món Canh Miền Bắc: Canh Mọc, Canh Bóng, Canh Măng Khô Nấu Xương…
  • Món Tinh Bột Miền Bắc: Cơm Tám, Xôi Gấc, Xôi Vò Hạt Sen, Xôi Đỗ Ruốc, Bánh Chưng…
  • Món Tráng Miệng Miền Bắc: Caramen, Dưa Hấu, Dứa, Quýt, Cam và các loại hoa quả theo mùa, Bánh Phu Thê…
  • Đồ Uống Miền Bắc: nước lọc, nước ngọt, rượu, bia…

Cấu trúc thực đơn Đám cưới Miền Bắc như trên chủ yếu áp dụng với vùng nông thôn Miền Bắc (hay còn gọi là thực đơn Đám cưới ở quê Miền Bắc) hoặc trường hợp tổ chức Tiệc Cưới tại gia. Còn khu vực Hà Nội và các thành phố lớn với sự xuất hiện của những nhà hàng, khách sạn 04 – 5 sao thì thực đơn Tiệc Cưới không khác nhiều so với TP.HCM.

Thực đơn Đám cưới Miền Trung.

Mate liệt kê sau đây là những số món ăn mà bạn sẽ gặp trong thực đơn Đám cưới ở Miền Trung:Gợi ý chọn thực đơn đám cưới theo phong cách 3 miền

  • Món Khai Vị Miền Trung: Súp Cua, Súp Hải Sản, Súp Gà Xé, Súp Gà Nấm Hương, Gỏi Bắp Bò, Gỏi Hoa Chuối Tai Heo, Gỏi Củ Hũ Dừa Tôm Thịt, Gỏi Tôm, Gỏi Ngó Sen, Gỏi Mực, Mực Chiên Xù, Chả Giò Hải Sản,…
  • Món Chính Miền Trung: Bò Sốt Tiêu Đen, Bò Nướng Mè, Bò Tái Trộn Cải Mầm, Gà Quay, Gà Hấp Lá Chanh, Vịt Nấu Tiêu Xanh, Bồ Câu Quay Mật Ong, Heo Sữa Quay, Giò Heo Hầm Đậu, Cua Bể Hấp Xả, Tôm Chiên Xù, Tôm Sú Sốt Thượng Hải/Nướng Phô Mai/Hấp Bia, Cá Chẽm Sốt Tứ Xuyên, Cá Điêu Hồng Chiên Xù, Cá Tai Tượng Sốt Xoài, Cá Lóc Hấp, Lẩu Hải Sản, Lẩu Cá Bớp…
  • Món Tráng Miệng Miền Trung: Bánh Flan, Rau Câu, Chè Hạt Sen, Chè Đậu Xanh, Nho Mỹ, Dưa Hấu,…
  • Đồ Uống Miền Trung: nước lọc, nước ngọt, rượu, bia…

Thực đơn Đám cưới Miền Nam.

Tổng hợp những món ăn thường thấy trong thực đơn Đám cưới ở Miền Nam:Gợi ý chọn thực đơn đám cưới theo phong cách 3 miền

  • Món Khai Vị Miền Nam: Súp Hải Vị Tóc Tiên, Súp Măng Tây Cua, Súp Nấm Hải Sản, Súp Bắp Cua, Súp Nấm Đông Cô Gà Xé, Súp Hải Sâm Thịt Cua, Súp Cua Đậu Hũ, Gỏi Bò Bóp Thấu, Gỏi Ngó Sen Gà Xé, Gỏi Mực Thái Chua Cay, Gỏi Tiến Vua Tôm Thịt, Gỏi Rau Câu Tôm Thịt, Gỏi Bún Tàu Tôm Thịt, Gỏi Thơm Jambon, Gỏi Sứa Kim Chi, Gỏi Bồn Bồn, Gỏi Củ Hủ Dừa, Chả Giò Hải Sản, Chả Giò Kem, Mực Chiên Giòn, Tôm Lăn Bột
  • Món Chính Miền Nam: Gà Quay Xá Xíu, Gà Bó Xôi, Gà Nướng Muối Ớt, Gà Hấp Nấm Kim Châm/Cải Xanh/Rau Răm/Hành, Heo Sữa Quay, Móng Heo Chiên Giòn, Sườn Nướng Kiểu Nga, Bò Sốt Tiêu Xanh, Bò Né, Lagu Bò, Cà Ri Gà, Cà Ri Bò, Vịt Nướng, Vịt Quay Sốt Me, Vịt Tiềm, Tôm Hấp Bia/Nước Dừa, Tôm Sú Rang Me, Mực Hấp Hành Gừng, Cá Diêu Hồng Tứ Xuyên, Cá Chẽm Tứ Xuyên, Cá Chẽm Sốt Chanh Dây/Sốt Bơ/Chua Ngọt, Cá Lăng Nướng Sa Tế, Cá Lăng Quay Da Giòn, Cá Lóc Hấp, Cá Tai Tượng Chiên Xù, Lẩu Nấm, Lẩu Hải Sản, Lẩu Cá Thác Lác, Lẩu Thái Chua Cay, Lẩu Cá Lăng Măng Chua, Bún Xào Singapore, Hủ Tiếu Xào Hải Sản, Mì Xào Giòn Hải Sản, Cơm Gói Lá Sen, Cơm Chiên Ngũ Sắc, Cơm Chiên Dương Châu,…
  • Món Tráng Miệng Miền Nam: Bánh Tiramisu, Bánh Mousse Chanh Dây, Bánh Flan, Rau Câu, Trái Cây, Chè Hạt Sen, Chè Khúc Bạch,…
  • Đồ Uống Miền Nam: nước lọc, nước ngọt, rượu, bia…

Chị Phương Anh chia sẻ: “Mặc dù trong đời sống hàng ngày người Miền Nam rất thích những món có vị đắng, mặn, chua, chát và nơi đây còn là cái nôi của các món ngon dân dã như canh chua, canh đắng, mắm cá, lẩu mắm… tuy nhiên chúng không bao giờ xuất hiện trong thực đơn Tiệc Cưới của người Miền Nam bởi vì còn liên quan đến một số điều kiêng kỵ. Người Miền Nam muốn tránh những điều không may mắn đến với cặp đôi thông qua tên gọi, mùi vị và màu sắc của món ăn”. Ngoài ra cần lưu ý rằng, về mặt địa lý Miền Nam còn phân chia ra thành Miền Đông Nam BộMiền Tây Nam Bộ với những màu sắc ẩm thực riêng, đặc biệt là thực đơn Đám cưới Miền Tây từ lâu đã nổi tiếng và luôn để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng thực khách.

Với những gợi ý chọn thực đơn Đám cưới theo phong cách ba miền, Mate mong rằng đã mang đến cho bạn nguồn thông tin hữu ích, từ đó giúp bạn lên danh sách thực đơn Đám cưới một cách dễ dàng, phù hợp khẩu vị của gia đình và quan khách.

To the main pageNext article