Bàn thờ gia tiên là gì? bàn thờ gia tiên ngày cưới có quan trọng không?
Trong quá trình tổ chức Hôn Lễ, dù cho cặp đôi là người miền nào thì mọi việc đều được diễn ra trước bàn thờ gia tiên. Bài viết: “Bàn thờ gia tiên là gì? Bàn thờ gia tiên ngày cưới có quan trọng không?” sẽ mang đến cho bạn những thông tin thú vị, bổ ích.
Bàn thờ gia tiên là gì? Bàn thờ gia tiên ngày cưới có quan trọng không?
Tìm hiểu bàn thờ gia tiên là gì?
Gia tiên là gì?
“Gia” trong nghĩa “gia đình”, còn “tiên” là “tổ tiên”, là thế hệ đầu tiên khai sinh ra dòng họ, gia tộc. Vì thế, “Gia tiên” có nghĩa là tổ tiên của gia đình, của dòng họ. Đây là một cụm từ quen thuộc mà trong sinh hoạt thường ngày chúng ta hay nghe nói đến như: lễ gia tiên, bàn thờ gia tiên…Bàn thờ gia tiên là gì?
Bàn thờ gia tiên là nơi cho chúng ta thờ cúng ông bà, tổ tiên trong gia đình. Bàn thờ gia tiên không chỉ dùng trong những dịp đặc biệt mà còn để thắp nhang tưởng nhớ hàng ngày. Tuy nhiên, con cháu thường thấy ấn tượng nhất vào các ngày giỗ chạp, lễ tết, cưới hỏi, xây nhà cửa… Vào hôm đó, chắc chắn Cha Mẹ chúng ta sẽ làm một mâm cơm để cúng bái tổ tiên rất long trọng, chỉn chu. Việc thắp nhang, khấn vái trước bàn thờ ông bà được xem là khoảnh khắc thiêng liêng về mặt tâm linh của nhiều người Việt. Đối với đại đa số người Việt, việc thắp nén nhang, đứng trước ban thờ và thầm cầu khấn xin được ban sức khỏe, bình an, hạnh phúc là khoảnh khắc liên kết về mặt tâm linh. Chúng ta thường cảm thấy nhẹ nhàng, an tâm hơn sau khi thực hiện những nghi lễ đó. Cảm giác như là ông bà, tổ tiên đang ở đây và lắng nghe những tâm tình của mình, phù hộ cho mình.Vị trí đặt bàn thờ gia tiên ở đâu?
Đối với các gia đình ở nông thôn, có nhà cửa rộng rãi thì bàn thờ gia tiên thường đặt tại vị trí Trung Cung. *** Trung Cung tức là ở trung tâm của ngôi nhà. Khách vừa bước vào cửa chính là sẽ nhìn thấy bàn thờ gia tiên của nhà đó, uy nghiêm, trang trọng. Đối với các gia đình ở thành phố, nhà cao tầng thì tầng trệt thường dùng để tiếp khách, còn bàn thờ gia tiên được đặt ở tầng thượng. Đây là vị trí yên tĩnh, trang nghiêm mà lại rất riêng tư trong gia đình. Bàn thờ gia tiên thường được đặt một cách trang trọng ở vị trí trung tâm của ngôi nhà.Bàn thờ gia tiên là bàn thờ ông bà có đúng không?
Bàn thờ gia tiên vốn là nơi để con cháu, thế hệ sau tưởng nhớ về ông bà cha mẹ và các thế hệ trước. Có thể nói khu vực thờ phụng là một không gian thu nhỏ dành cho chúng ta những khoảnh khắc nhớ về người đã khuất. Bàn thờ gia tiên cũng là nơi mà thế hệ sau cảm thấy gần gũi, có liên kết về mặt tâm linh với thế hệ trước. Cho nên bàn thờ gia tiên nói một cách thân mật là bàn thờ ông bà. Và thủ tục thờ cúng tổ tiên còn được người dân quen gọi là Đạo Thờ Ông Bà. Chúng ta có thể gọi là bàn thờ gia tiên hoặc theo cách gọi gần gũi hơn bàn thờ ông bà cho thân mật.Bàn thờ gia tiên ngày cưới có quan trọng không?
Bàn thờ gia tiên ngày cưới là điều không thể thiếu.
Trong văn hóa của người Việt, bàn thờ gia tiên ngày cưới hay còn gọi là bàn thờ đám cưới là điều không thể thiếu để thực hiện các nghi thức Hôn Lễ. Sách xưa có viết: “Sinh, sự chi dĩ lễ. Tử, táng chi dĩ lễ. Tế, chi dĩ lễ”. Nghĩa là: Khi cha mẹ còn sống, con cái theo lễ mà phụng sự cha mẹ. Khi cha mẹ chết, con cái theo lễ mà an táng. Khi cúng tế, con cái cũng phải cúng theo đúng lễ. Trong văn hóa của người Á Đông nói chung, và người Việt nói riêng rất là coi trọng hiếu lễ. Vì vậy mà cũng có câu: “Tứ thời xuân tại thủ. Bách hạnh hiếu vi tiên”. Nghĩa là: Trong 04 mùa thì mùa xuân là mùa đầu tiên. Trong trăm đức hạnh thì chữ hiếu là trước nhất. Thắp nhang trên bàn thờ gia tiên vào ngày cưới thể hiện tấm lòng hiếu kính, biết ơn tổ tiên, nguồn cội của gia đình. Dựng vợ, gả chồng là một trong 03 việc lớn của đời người, phải luôn nhớ câu “uống nước nhớ nguồn”. Nhờ có tổ tông mà có ông bà, nhờ có ông bà mà có cha mẹ, nhờ có cha mẹ mà có chúng ta. Cho nên ngày cưới thì phải biết tỏ lòng thành kính đối với tổ tiên thông qua các nghi lễ nghiêm trang trước bàn thờ gia tiên.Vì sao bàn thờ gia tiên ngày cưới lại quan trọng?
Không chỉ trong ngày cưới mà người Việt thường cúng gia tiên vào dịp lễ tết, giỗ hoặc bất kỳ lúc nào cần được phù hộ như: sinh con đẻ cái, làm nhà, lập nghiệp, hay có trục trặc về sức khỏe. Đây vừa là cách thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, vừa là một liệu pháp về tâm lý, giúp cho chúng ta cảm thấy an lòng. Lễ gia tiên nhà gái càng nghiêm trang sẽ khiến nhà trai càng nể trọng, trân trọng nàng dâu. Vào ngày cưới còn có sự góp mặt của họ hàng 02 bên gia đình. Mọi người sẽ cùng đứng trước ban thờ trang nghiêm để cử hành Hôn Lễ. Nên việc chuẩn bị ban thờ tươm tất, đủ đầy giúp cho quan khách có sự đánh giá tốt về gia đạo. Một điều mà các Cô Dâu có thể dễ dàng nhận thấy là: Nếu Lễ gia tiên ở nhà gái được cử hành trang trọng trước ban thờ gia tiên uy nghiêm, với đầy đủ nghi thức sẽ khiến cho nhà trai nể trọng nhà gái. Từ đó cách đối đãi với con dâu khi về nhà chồng cũng sẽ trân trọng hơn nhiều.Bàn thờ gia tiên ngày cưới có phải là bàn thờ ông bà không?
Ở trong phần này, chúng ta cần phân biệt là bàn thờ gia tiên thường ngày của gia đình và bàn thờ đám cưới. Khi phân biệt được như trên thì sẽ không bị lẫn lộn giữa các khái niệm sau đây.Bàn thờ gia tiên ngày cưới ở vùng nông thôn là bàn thờ ông bà.
Theo cách bài trí quen thuộc của vùng nông thôn, khi vừa bước vào nhà là thấy ngay bàn thờ gia tiên cùng bộ bàn ghế tiếp khách. Cho nên người dân vùng nông thôn có thể dùng không gian này để tổ chức Lễ cưới Hỏi. Trường hợp này, họ chỉ có duy nhất một bàn thờ ông bà mà thôi. Phần lớn các gia đình ở nông thôn vừa bước vào nhà là sẽ thấy ngay bàn thờ gia tiên.Bàn thờ gia tiên ngày cưới ở thành thị chưa hẳn là bàn thờ ông bà.
Ở thành phố, bàn thờ ông bà chính được đặt tại phòng thờ riêng, thường là tầng cao nhất của ngôi nhà. Nhà cửa ở các thành phố lớn vốn chật hẹp, gian thờ phụng thường được bố trí ở trên lầu cao. Vị trí này không thuận tiện cho 02 gia đình lên xuống trong quá trình tổ chức Lễ cưới Hỏi. Cũng không đủ rộng rãi để bày bàn ghế cho mấy chục quan khách 02 họ tham dự. Vì vậy, người sống ở thành thị thường thuê các dịch vụ trang trí gia tiên đến để chuẩn bị bàn thờ gia tiên. Đây là bàn thờ dành riêng cho Lễ cưới Hỏi thường bài trí ngay tầng trệt, phòng tiếp khách để thuận tiện tiếp đãi khách. Bàn thờ gia tiên ngày cưới đặt ở phòng khách còn gọi là bàn thờ vọng. Tham khảo Các gói dịch vụ trang trí nhà lễ gia tiên phổ biến. Sau khi cử hành những nghi lễ cưới hỏi cần thiết trước bàn thờ vọng, mọi người sẽ di chuyển lên phòng thờ ông bà chính ở trên lầu. Những thành viên trong gia đình lúc này gồm có: Cô Dâu Chú Rể, cha mẹ 02 bên, người đại diện… Cặp đôi sẽ thắp nhang, khấn vái trước bàn thờ ông bà báo cáo là mình đã thành gia lập thất. Cùng là người Việt nhưng ở mỗi một vùng miền sẽ có cách trang trí bàn thờ ông bà ngày cưới khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu thêm Cách trang trí bàn thờ ngày cưới theo thủ tục của 03 miền.Bàn thờ vọng là gì?
Bắt đầu từ thời phong kiến, được áp dụng trong trường hợp nghe tin vua chúa băng hà mà ở xa không kịp về kinh đô. Các quan triều đình sẽ lập bàn thờ để vọng bái thiên tử, nghĩa là vái lạy từ xa. Kể từ đó mà bàn thờ vọng được hình thành. Ngày nay, bàn thờ vọng khá phổ biến đối với những người rời quê hương đi làm ăn, lấy chồng lấy vợ ở xa. Nếu vào ngày giỗ hay lễ tết không về được, họ tổ chức làm mâm cơm, làm lễ để kính nhớ người đã khuất ngay tại nơi sinh sống, làm việc. ***Theo Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trên wikipedia. Như vậy, thông qua bài viết Bàn thờ gia tiên là gì? Bàn thờ gia tiên ngày cưới có quan trọng không? đã mang đến cho bạn một góc nhìn tổng quan về việc thờ cúng ông bà trong ngày cưới theo truyền thống của người Việt. Wedding Decor chúc bạn có được sự chuẩn bị tốt nhất cho ngày cưới sắp đến.To the main pageNext article