Giải đáp thắc mắc thường gặp liên quan đám hỏi

Khi chuẩn bị cho Lễ Ăn Hỏi hay ở Miền Nam còn được biết đến với tên gọi là Đám hỏi, mỗi cặp đôi sẽ có những nỗi niềm khác nhau, trong nhiều câu hỏi phổ biến có thể kể đến như Đám Hỏi cần phải chuẩn bị gì, Cô Dâu nên mặc gì, Đám Hỏi có cần nhẫn không… Bạn sẽ tìm thấy một số câu trả lời trong Bài viết “Giải đáp thắc mắc thường gặp liên quan Đám hỏi” mà Mate biên soạn phía dưới.

Giải đáp thắc mắc thường gặp liên quan Đám hỏi.

Đám hỏi cần chuẩn bị những gì?

Giải đáp thắc mắc thường gặp liên quan đám hỏi

Đám hỏi chính là một trong ba nghi lễ Cưới Hỏi truyền thống của người Việt ngày nay, tuy rằng chủ yếu diễn ra tại Nhà Gái nhưng đòi hỏi cả 02 bên gia đình phải có sự chuẩn bị chu đáo để buổi lễ được diễn ra một cách suôn sẻ và thành công. Trong đó bao gồm những công việc quan trọng như: May và thuê trang phục, tìm người làm Chủ Hôn, sắm sửa sính lễ mâm quả, trang điểm cho Cô Dâu,… Đó hẳn là một danh sách công việc khá dài mà nếu Bạn muốn tìm hiểu kỹ lưỡng hơn cũng như nắm được Đám Hỏi cần bao nhiêu tiền thì nên đọc thêm Bài viết “Đám hỏi cần chuẩn bị những gì? Chi phí cho Đám hỏi?”.

Đám hỏi Cô Dâu nên mặc gì?

Giải đáp thắc mắc thường gặp liên quan đám hỏi

Cô Dâu mặc gì trong Đám Hỏi? Điều này còn tùy thuộc vào phong tục của từng miền, chẳng hạn Cô Dâu ở Miền Bắc thường mặc áo dài cưới truyền thống, hoặc áo dài cách tân do cách tổ chức Lễ Ăn Hỏi của người Bắc trang nghiêm hơn. Còn những Cô Dâu sinh sống ở Miền Nam có thể kết hợp giữa áo dài mặc khi cử hành nghi lễ, sau đó là váy ngắn trong tiệc chiêu đãi do người Miền Nam sôi nổi, phóng khoáng hơn.

Đám Hỏi tổ chức chung với Đám Cưới được không?

Giải đáp thắc mắc thường gặp liên quan đám hỏi

Không phải cặp đôi nào cũng có điều kiện để tổ chức Đám Hỏi và Đám Cưới thành 02 ngày riêng biệt. Chẳng hạn như hai gia đình ở cách xa nhau, người thành phố này lấy người ở tỉnh khác, rồi thời gian không cho phép, cũng như tiềm lực kinh tế không đủ mạnh thì lúc này có thể cân nhắc gộp Đám Hỏi tổ chức chung với Đám Cưới. Hiện nay có nhiều gia đình đã áp dụng thực hiện theo hình thức này như một cách để giản lược thủ tục và tiết kiệm chi phí, miễn là hai bên có cùng một quan điểm.

Đám Hỏi có trao tiền nạp tài không?

Giải đáp thắc mắc thường gặp liên quan đám hỏi

Đa số Nhà Trai sẽ trao tiền nạp tài ngay trong Đám hỏi, bởi vì ngoài ý nghĩa cảm ơn công sinh thành dưỡng dục của Nhà Gái, đã nuôi dạy Cô Dâu khôn lớn trưởng thành để hôm nay Nhà Trai đến xin được hỏi về làm dâu, thì số tiền nạp tài còn là cách Bày tỏ tấm lòng thành của Nhà Trai. Đồng thời được xem như là khoản chi phí Nhà Trai cùng hỗ trợ với Nhà Gái trong việc tổ chức Đám Cưới sắp tới. Chỉ trừ trường hợp gộp chung Đám Hỏi và Đám Cưới thành một thì Lễ Nạp Tài mới được thực hiện trong Đám Cưới.Giải đáp thắc mắc thường gặp liên quan đám hỏi

Tuy nhiên, nếu điều kiện dư dả thì sau khi cử đại diện lên nhận Lễ Nạp Tài, Nhà Gái sẽ cho lại hai con như là một số tiền để dành cho đời sống hôn nhân sau này.

Đám hỏi có cần nhẫn không?

Giải đáp thắc mắc thường gặp liên quan đám hỏi

Chắc chắn các anh sẽ cần chuẩn bị một chiếc nhẫn Đính hôn để đeo cho nàng trong ngày đặc biệt này. Nếu như Nhẫn Cưới đeo ở ngón áp út thì nhẫn Đính hôn người ta lại đeo ở ngón giữa, đối với Cô Dâu là ngón giữa bàn tay trái, còn đối với Chú Rể là ngón giữa bàn tay phải. Lưu ý rằng, nhẫn Đính hôn chỉ cần một chiếc để đeo cho Cô Dâu, Nhẫn Cưới mới mua một cặp, tuy nhiên nếu cả 02 có kế hoạch từ sớm để chọn mua nhẫn Đính hôn và Nhẫn Cưới cùng lúc sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí.

Đám hỏi có cho vàng không?

Giải đáp thắc mắc thường gặp liên quan đám hỏi

Những người thân khi được mời tham dự thường thắc mắc Đám Hỏi có nên cho vàng Cô Dâu Chú Rể không? Câu trả lời là người nhà chỉ cần tham dự, không nhất thiết phải cho vàng Cô Dâu Chú Rể vào dịp này, chờ đến Đám cưới cho luôn một lần. Đối với Bố Mẹ có thể tặng cho con gái một bộ nữ trang đầy đủ, hoặc đôi bông tai, hoặc chiếc vòng tay. Tất nhiên là phải tùy vào điều kiện kinh tế, chứ không phải là bắt buộc.

Đám hỏi đi bao nhiêu người?

Giải đáp thắc mắc thường gặp liên quan đám hỏi

Từ xưa đến giờ, người ta không quy định hay bắt buộc về số lượng người tham dự trong một Đám Hỏi. Thành phần chính trong lễ Đám Hỏi là Chú Rể, bố mẹ, họ hàng ai sắp xếp được thì tham gia. Tuy nhiên, không gian nhà sẽ có giới hạn nên Nhà Trai cần bàn bạc trước với Nhà Gái để sắp xếp chỗ ngồi và đặt tiệc.

Đám hỏi có cần hình cổng không?

Giải đáp thắc mắc thường gặp liên quan đám hỏi

Đám hỏi không nhất thiết phải có hình để cổng. Hình cổng cưới thực chất chỉ để trang trí thêm và giúp cho khách nhận ra Cô Dâu Chú Rể. Nếu để hình cổng tại nơi chiêu đãi Tiệc Cưới thì hợp lý hơn, còn Đám Hỏi toàn người trong nhà nên ai cũng biết mặt Dâu Rể hết rồi, không cần để cũng được. Với lại, phần lớn Đám Hỏi tổ chức sớm vài tháng nên lúc này nhiều cặp đôi cũng chưa kịp đi chụp ảnh cưới.

Đám hỏi bao lâu thì cưới?

Giải đáp thắc mắc thường gặp liên quan đám hỏi

Làm Lễ Đám Hỏi hay Lễ Đính hôn sau bao lâu thì cưới? Những đôi yêu nhau lâu, thế nào gia đình bắt đầu nóng ruột vì thấy “hai đứa cứ tối ngày đi với nhau hoài”. Trường hợp bị gia đình thúc giục thì nên tổ chức Đính hôn cho gia đình yên tâm, đồng thời xác lập mối quan hệ nghiêm túc. Giải đáp thắc mắc thường gặp liên quan đám hỏi

Thời gian đính hôn thường là từ 03 tháng đến 9 tháng trước ngày cưới, hoặc có cặp đôi đính hôn 1 – hai năm trước Ngày Cưới. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp, đính hôn tháng trước cưới vào tháng sau, hoặc gấp hơn là tổ chức Lễ đính hônLễ cưới cùng một ngày (gộp thành một). Nói chung thời gian tổ chức đính hôn bao lâu trước ngày cưới là không có một quy định cụ thể, tùy vào hoàn cảnh của hai bạn và gia đình mà tiến hành.

Mate hy vọng thông qua nội dung của Bài viết “Giải đáp thắc mắc thường gặp liên quan Đám hỏi” đã phần nào trả lời được những câu hỏi mà Bạn đang băn khoăn. Nếu Bạn vẫn còn điều chưa được rõ, xin vui lòng gửi email hoặc inbox để Mate có cơ hội tư vấn thêm.

To the main pageNext article