Chuẩn bị lễ vật đính hôn gồm những gì?
Đính hôn là một trong 03 nghi thức Cưới hỏi quan trọng theo thủ tục Cưới hỏi người Việt thời nay, để giúp buổi lễ trở nên thiêng liêng, mang nhiều ý nghĩa qua đó tạo tiền đề cho hạnh phúc của đôi trẻ về sau, đòi hỏi nhà trai và nhà gái phải sắp xếp mọi thứ chu đáo nhất có thể, bao gồm lễ vật Đính hôn. Vậy, chuẩn bị lễ vật Đính hôn gồm những gì? cùng Mate tìm hiểu qua bài viết sau.
Chuẩn bị lễ vật Đính hôn gồm những gì?
Tìm hiểu lễ vật đính hôn là gì?
Lễ vật Đính hôn là gì?
Trong đời sống thường ngày, lễ vật hay sính lễ là những món quà dùng để trao tặng nhau, hoặc được kính dâng lên tổ tiên, cùng các bậc bề trên mang ý nghĩa tâm linh thiêng liêng. Còn lễ vật Đính hôn chính là những món quà mà Nhà Trai mang sang trao tặng cho Nhà Gái thể hiện sự chân thành, đồng thời qua đó muốn xác nhận mối quan hệ hôn nhân cho đôi trẻ trong tương lai và gắn kết tình thông gia giữa 02 nhà. Theo đó, Lễ vật Đính hôn nếu được Nhà Gái đồng ý tiếp nhận sẽ được kính dâng lên bàn thờ gia tiên, báo cáo với ông bà tổ tiên dòng họ.
Lễ vật Đính hôn gồm những gì?
Vào thời xưa, ngoài những sính lễ được chuẩn bị riêng theo tục thách cưới của Nhà Gái thì lễ vật Đính hôn còn lại là đồ trang sức, khí cụ, gấm vóc, lụa là… Ngày nay, không chỉ các nghi lễ rườm rà đã được giản lược mà tục thách cưới cũng ít dần đi, sính Lễ đính hôn được xác định một cách cụ thể hơn, xoay quanh các món lễ vật như: Trầu – Cau, Trà (Chè) – Rượu (Thuốc Lá), Trái Cây, Xôi Gấc – Gà Luộc, Heo Quay… vốn được biết đến với tên gọi quen thuộc là Mâm Quả Cưới hỏi hay Tráp Cưới hỏi, đều là những món thường ngày chúng ta dễ dàng tìm được.
Ai là người chuẩn bị lễ vật Đính hôn?
Theo thủ tục người chịu trách nhiệm sắm sửa, chuẩn bị lễ vật Đính hôn bên phía Nhà Trai là Mẹ Chú Rể, nếu không thì là Bác gái, Dì, hoặc Chị gái… Hơn 10 năm trước, quá trình sắm sửa Mâm Quả Cưới khiến gia đình tương đối tất bật với nhiều công đoạn, nhưng ngày nay thì đơn giản hơn nhiều với sự phát triển của các dịch vụ Cưới hỏi, Nhà Trai có thể dễ dàng đặt sính lễ theo catalogue mẫu và được giao đến tận nơi. Chẳng hạn nếu quan tâm gia đình có thể tham khảo dịch vụ Mâm Quả Cưới của một số đơn vị như Wedding Decor, Lá Trầu Xanh, hoặc Viet Nam Wedding Planner.
Chuẩn bị lễ vật Đính hôn theo thủ tục 03 miền.
Chuẩn bị lễ vật Đính hôn theo thủ tục Miền Bắc.
Cách chuẩn bị lễ vật Ăn Hỏi của người Miền Bắc rất trang trọng và cầu kỳ, sính lễ được gọi là tráp thay vì mâm quả như người Miền Nam. Về hình thức, các lễ vật trong bộ tráp Ăn Hỏi của người Miền Bắc thường xếp lại thành hình tháp cao, trang trí xung quanh với ruy-băng, nơ và đôi lúc gồm cả hoa tươi nữa. Về số lượng, người Miền Bắc đi tráp theo số lẻ ba, 5, 7, 9 nhưng nội dung bên trong phải chẵn, gọi là có đôi có cặp: hai gói chè, hai chai rượu, 100 cái bánh…
Tráp Ăn Hỏi Miền Bắc gồm những gì? Đối với Lễ ăn hỏi, người Miền Bắc thường chọn bộ 05 tráp, nội dung 05 tráp Ăn Hỏi như sau:
- Tráp trầu cau.
- Tráp rượu & thuốc lá.
- Tráp chè & mứt hạt sen.
- Tráp bánh phu thê (hoặc thay bằng tráp bánh cốm).
- Tráp hoa quả.
Chuẩn bị lễ vật Đính hôn theo phong tục Miền Trung.
Cách chuẩn bị lễ vật Đính hôn của người Miền Trung đa phần đơn giản, chân chất nhưng làm sao phải giữ được những lễ nghi truyền thống của vùng đất kinh kỳ. Vì vậy, mâm quả Đính hôn của người Miền Trung là sự kết hợp giữa phong cách phóng khoáng, bên cạnh đó vẫn phải chỉn chu, đủ đầy. Về số lượng, người Miền Trung chọn mâm quả theo số sẵn như 4, 6, 8, 10. Trong đó, bắt buộc phải có đủ 4 món lễ vật như: trầu cau, chè rượu, bánh phu thê (su sê) và nến tơ hồng, còn lại thì tùy theo điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà chuẩn bị thêm.
Với tập tính “Trọng lễ nghi, khi tài vật”, người Miền Trung không cần lễ vật cầu kỳ mà nhưng phải đầy đủ lễ nghĩa, trước tiên chỉ cần 04 món sính lễ chính như bên dưới, còn lại tùy theo khả năng kinh tế của Nhà Trai mà bộ mâm quả Đính hôn có thể bổ sung thêm heo quay, nem chả, các loại bánh khác,…
- Mâm Trầu – Cau.
- Mâm bánh Phu Thê.
- Mâm Chè – Rượu.
- Nến Tơ Hồng.
Chuẩn bị lễ vật Đính hôn theo phong tục Miền Nam.
Cách chuẩn bị lễ vật Đính hôn của người Miền Nam còn tùy thuộc vào văn hóa của từng gia đình, bởi hiện nay có nhiều người di cư từ Miền Bắc, Miền Trung vào Nam sinh sống. Nhưng nếu chỉ tính người Miền Nam gốc thì họ rất xem trọng việc có đôi có cặp, nghĩa là không chỉ số lượng mâm quả, mà sính lễ trong mâm quả của người Miền Nam cũng đều là số chẵn…
Mâm quả Đám hỏi Miền Nam gồm những gì? Để chuẩn bị cho Đám hỏi, người Miền Nam thường sửa soạn bộ 06 mâm quả có nội dung như sau:
- Mâm quả Trầu – Cau.
- Mâm quả Trà – Rượu – Đèn.
- Mâm quả Trái Cây (ngũ quả).
- Mâm quả bánh Phu Thê.
- Mâm quả bánh Kem.
- Mâm quả Xôi Gấc (có gà hoặc không gà).
Chuẩn bị lễ vật Đính hôn gồm những gì? không phải là vấn đề khó nếu bạn và gia đình thực hiện theo những hướng dẫn trong bài viết trên của Mate. Tuy nhiên trong một số trường hợp, giữa Nhà Trai và Nhà Gái nên có sự thông cảm, bỏ quá cho nhau nếu như việc sắm sửa lễ vật còn thiếu sót, hãy cùng hướng đến mục tiêu hỗ trợ cho đời sống hôn nhân của đôi trẻ suôn sẻ, xuôi chèo mát mái ngay từ đầu, đó mới là điều quan trọng nhất.