Lễ dạm ngõ theo nghi thức ba miền Bắc Trung Nam

Lễ dạm ngõ là bước đầu gặp gỡ của hai bên gia đình để đặt vấn đề cho đôi trẻ tiến tới một mối quan hệ nghiêm túc. Với sự khác biệt trong phong tục cưới hỏi theo vùng miền, đôi khi sẽ làm hai bên gia đình bối rối. Hãy cùng Mate tìm hiểu đặc điểm lễ dạm ngõ của ba miền để có sự chuẩn bị thật chu toàn nhé!

Lễ chạm ngõ là gì?

Lễ dạm ngõ (còn gọi là lễ xem mặt, lễ chạm ngõ) là một nghi lễ nhằm chính thức hóa quan hệ hôn nhân của hai gia đình. Ngày nay, nghi lễ hôn nhân của người Việt rút gọn từ 6 còn 3 lễ, trong đó dạm ngõ được coi là bước khởi đầu cho mối quan hệ của hai bên gia đình, chính thức đưa mối quan hệ của hai người từ tình yêu trở thành quan hệ nghiêm túc, hướng tới việc xây dựng gia đình trong tương lai.

Lễ dạm ngõ: Tiền trạm cho đám hỏi

Ngày nay, dạm ngõ đơn giản chỉ là buổi gặp gỡ thân tình giữa hai gia đình. Nhà trai xin đến nhà gái đặt vấn đề chính thức cho đôi nam nữ được tìm hiểu nhau trước khi đi đến quyết định hôn nhân. Buổi lễ này, không cần vai trò hẹn trước của người mối (kể cả những trường hợp yêu nhau nhờ mai mối), không cần lễ vật rườm rà nhưng nhà trai nên báo trước ngày giờ, số lượng người tham dự.

Lễ dạm ngõ

Nhà gái căn cứ trên số lượng khách đó mà mời thêm họ hàng tham dự tương ứng cho phải phép. Nam nữ ngày nay hiện đại và tự do yêu đương, nhưng tổ chức nghiêm túc một lễ dạm ngõ là thể hiện sự tôn trọng cha mẹ hai bên gia đình, ghi nhận vai trò quan trọng của gia đình trong mối quan hệ hôn nhân.

Lễ dạm ngõ gồm những gì?

Nghi lễ này đơn giản, thân tình nhưng nhiều gia đình bối rối, chưa biết nên sắm sửa lễ vật ra mắt gì cho phải phép theo từng vùng miền. Mate tiến hành phỏng vấn các gia đình để tìm hiểu thêm về lễ chạm ngõ và tổng hợp ra một số kinh nghiệm để các cặp đôi tham khảo ngay sau đây.

Lễ dạm ngõ Miền Bắc

Lễ vật gồm: cặp trà, cặp rượu, một ít bánh trái và không thể thiếu ít trầu cau. Các món lễ vật này là số chẵn. Theo phong tục cưới hỏi của miền Bắc, nhà trai trình cho nhà gái số người sẽ đến lễ dạm, thông thường là cha mẹ, cô bác chú rể, nhưng không quá 7 người. Trong đó, một vị uy tín trong dòng tộc sẽ tham dự và có lời xin phép để đôi trẻ chính thức qua lại với nhau.

Lễ dạm ngõ miền Bắc

Trong lễ ăn hỏi miền Bắc, cặp đôi trai gái thường được cha mẹ phía nhà gái yêu cầu cùng thắp nhang lên bàn thờ tổ tiên, như nghi thức xin phép tổ tiên chứng nhận cho mối quan hệ nghiêm túc. Vấn đề thách cưới, số lượng mâm quả, khách mời và ngày đám hỏi sẽ được hai bên gia đình bàn bạc trong lễ dạm này.

Lễ dạm ngõ Miền Trung

Lễ vật của người miền Trung đơn giản, thông thường chỉ có khay trầu cau và một chai rượu lễ gói giấy đỏ. Để làm quà cho nhà gái, người miền Trung thường gói trong lễ vật các món bánh sản vật địa phương, đặc biệt là bánh Hồng, món bánh truyền thống luôn có mặt trong lễ cưới hỏi của người Bình Định, Phú Yên.

Lễ dạm ngõ miền Trung

Thông thường, thủ tục lễ dạm ngõ của người miền Trung chỉ có cha mẹ đàn trai và chú rể tương lai sang nhà gái đặt vấn đề cưới xin. Gia đình nhà trai sẽ xin phép nhà gái thắp nhang lên bàn thờ tổ tiên, xin sự chứng nhận của tổ tiên nhà gái. Sau đó, cha mẹ hai bên gia đình đặt vấn đề cưới hỏi và ngày cưới

Lễ dạm ngõ Miền Nam

Lễ dạm của người miền Nam còn được gọi là lễ đi nói, đám nói. Mâm đám hỏi miền Nam thường có cặp rượu, cặp trà được gói giấy đỏ trịnh trọng, một đĩa trầu cau được têm cánh phượng và mâm ngũ quả.

Thành phần tham dự trong đám nói miền Nam ngoài cha mẹ chú rể còn có chú bác, những người có tiếng nói trong dòng họ. Thông thường, mẹ chú rể sẽ trình cho mẹ cô dâu giấy ghi ngày sinh tháng đẻ của chú rể để xem ngày cưới hỏi hợp cho hai người.

Lễ dạm ngõ miền Nam

Hy vọng, với những chia sẻ trên, những cuộc hôn nhân có sự khác nhau về vùng miền sẽ không còn hoang mang và lo lắng, hai bên gia đình sẽ có được sự chuẩn bị đám cưới thật suôn sẻ và thuận lợi.


Theo: Marry

To the main pageNext article
Bình luận

Không tìm thấy bài viết