5 điều cần kiêng kỵ trong lễ cưới việt 

Người Việt Nam từ xưa nay luôn xem trọng lễ cưới hỏi, vậy nên không ai muốn có một sự xui rủi nào xảy đến trong sự kiện quan trọng này.

Số người đi rước dâu bằng số người về

Ngoại trừ cô dâu đi cùng với xe rước dâu, thì họ nhà trai khi đi rước dâu cần phải giữ đúng số lượng người lúc đi và lúc về. Quan niệm này có ở một số địa phương thuộc các tỉnh miền Trung, tuỳ thuộc vào mỗi gia đình có xem trọng hay không để áp dụng.
Quan niệm này để giữ ổn định cho cả hai được êm ấm, không mất mát về số lượng người trong gia đình. Hôn lễ là nghi thức, vậy cho nên số lượng ở bất kỳ hạng mục nào cần có quy ước để không bị rối loạn.

Không tổ chức hôn lễ khi có tang

Việc cưới xin là hỷ sự, vậy nên có thể bị ảnh hưởng khi một trong hai gia đình còn phải chịu tang. Người Việt Nam quan niệm rằng cưới khi có tang không phải chỉ ảnh hưởng về cuộc vui trong ngày cưới mà điều này có thể còn ảnh hưởng xấu đến cuộc hôn nhân không hạnh phúc về sau.

Tuỳ thuộc các vùng miền quy định khoảng thời gian chịu tang khác nhau. Nếu con cháu chịu tang ông bà thì 3 tháng 10 ngày hoặc 1 năm. Nếu con cái chịu tang cha mẹ thì khoảng thời gian chịu tang là 3 năm. Có nhiều trường hợp xin xả tang sớm để tiến hành việc cưới hỏi, hoặc cưới vội để “chạy tang”.

Tránh đổ vỡ cãi nhau

Bể ly, vỡ gương hay bất cứ đồ vật nào sứt mẻ đổ bể trong ngày cưới đều bị cho là một điềm xui rủi, có thể là dự báo về một sự đổ vỡ trong hôn nhân. Chưa có chứng minh nào xác thực cho quan niệm này, nhưng “có kiêng có lành” vẫn luôn là tiên phong trong quan niệm của người Việt từ xưa đến nay.

Trang trí gia tiên không được sơ sài

Lễ gia tiên là lễ đầu tiên và cũng rất quan trọng trong lễ cưới. Người Việt Nam quan niệm việc hôn nhân có thành và viên mãn hay không cũng cần nhờ vào ông bà tổ tiên chứng giám, che chở. Lễ gia tiên là nghi thức lễ mà cô dâu, chú rể thắp hương dâng lên ông bà tổ tiên của hai nhà xin phép được làm thành viên trong gia đình. Các mâm quả dâng lên ông bà tổ tiên không cần quá sa hoa, sang trọng mà cần đầy đủ các nghi thức để bày tỏ lòng thành kính của con cháu.

Tránh đeo nhẫn cưới trước hôn lễ

Trước hôn lễ sẽ có bước cầu hôn, các chàng trai thường trao nhẫn cho người vợ tương lai của mình. Nhưng theo phong tục không nên duy trì việc đeo quá lâu trước ngày cưới. Nhẫn cưới phải là nhẫn trơn và hai người không được đeo trước, nếu không gia đình sẽ không hạnh phúc và bị xáo trộn. Bên cạnh đó, hãy chắc chắn rằng nhẫn cưới đã sẵn sàng trong người bạn. Trước khi tiệc hôn lễ bắt đầu, hãy kiểm tra một lần nữa.

Mate hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn tham khảo để chuẩn bị chu toàn cho hôn lễ của mình diễn ra suôn sẻ nhé!

Theo: Marry

To the main pageNext article