Bí quyết giúp chuẩn bị bài phát biểu lễ dạm ngõ ý nghĩa

Theo thường lệ, buổi Lễ dạm ngõ chỉ có sự tham dự của những người thân thiết nhất với cặp đôi, việc tạo bầu không khí thân tình là điều cần thiết nhưng vẫn phải nghiêm túc bởi xung quanh đều là người có vai vế, lớn tuổi trong 02 họ. Chính vì lẽ đó, gia đình 02 bên cần chuẩn bị bài văn nói thật kỹ càng để khi phát biểu không bị lúng túng, bạn hãy tham khảo bí quyết giúp chuẩn bị lời phát biểu Lễ dạm ngõ ý nghĩa dưới đây để có thêm kinh nghiệm.

Bí quyết giúp chuẩn bị lời phát biểu Lễ dạm ngõ ý nghĩa.

Chọn người phát biểu có khiếu ăn nói.

Để phát biểu tốt, không bối rối khi đứng trước đông người nhất định phải là người có sẵn khiếu ăn nói, hoạt ngôn trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, người chịu trách nhiệm phát biểu trong Lễ dạm ngõ thường là vị đại diện cho cả họ, vai trò này thường được giao cho người đàn ông lớn tuổi có tiếng nói trong gia đình, nên đôi khi chúng ta sẽ gặp tình huống người lớn tuổi nhất, có vai vế lớn nhất lại không phải là người có năng khiếu ăn nói. Cách xử trí trong trường hợp này, là ưu tiên cho người có khả năng giao tiếp chứ không nhất định phải là người lớn tuổi nhất, như vậy có thể nhờ em của ông Nội/Ngoại hoặc bạn thâm giao của ông, anh em của Bố Mẹ hoặc bạn thân của Bố Mẹ.

Tìm hiểu bên phía nhà thông gia.

Chẳng hạn thành phần đoàn Nhà Trai chủ yếu là các ông các bà, mà những người đón tiếp bên phía Nhà Gái có vai vế chỉ là chú bác cô cậu thì sẽ được xem là không phải phép, rồi khi 02 bên phát biểu, đối đáp cũng sẽ khó khăn trong cách dùng từ ngữ vì khoảng cách thế hệ. Để giải quyết, cặp đôi nên làm cầu nối thông tin, giúp gia đình lập danh sách và chuẩn bị người tham dự Lễ dạm ngõ theo vai vế tương đồng, nếu cần thiết hãy phác thảo sơ lược một kịch bản Lễ dạm ngõ, qua đó phần nào giúp cho việc soạn nội dung phát biểu thêm thuận lợi.

Soạn thảo lời phát biểu sớm.

Nếu biết được thành phần tham dự Lễ dạm ngõ bên phía nhà thông gia, lại chọn được người giỏi ăn nói, bước tiếp theo là cùng trao đổi với người đó để soạn thảo lời phát biểu sao cho hay và ý nghĩa. Ưu tiên lời văn do chính tay người phát biểu tự soạn, bởi khi nói ra sẽ thuận miệng hơn, thậm chí thuộc luôn lời mà không phải cầm giấy phát biểu. Trường hợp người phát biểu không có kinh nghiệm dẫn Lễ dạm ngõ trước đây, hoặc không có khả năng viết văn thì có thể tham khảo lời phát biểu mẫu bên dưới, tải về đọc và sửa lại cho phù hợp. Thời gian soạn bài phát biểu nên diễn ra trong khoảng 1-hai tuần trước Lễ dạm ngõ là hợp lý nhất.


Tập phát biểu nhiều lần trước Lễ dạm ngõ.

Muốn có được bài phát biểu lễ dạm ngõ hay nhất, vị đại diện nên dành thời gian đọc đi đọc lại bài mẫu nhiều lần, những câu từ nào chưa phù hợp, khi nói ra còn ngượng miệng thì sửa lại. Nếu thuộc được hết thì tốt, nếu không thì chỉ cần nắm những ý chính, biết được ở giai đoạn nào thì nên nói về vấn đề gì. Người phát biểu cần chú ý đến cảm xúc, giữ thái độ bình tĩnh, lời lẽ chừng mực, tập cho giọng nói phát ra vừa đủ nghe không nên nói lớn tiếng, cũng đừng nói dài dòng mất hay.

Phong cách nói chuyện tự nhiên.

Buổi Lễ dạm ngõ có sự tham dự của nhiều người mới gặp, lại phát biểu dựa trên văn mẫu chắc chắn không tránh khỏi sự trịnh trọng, nhưng cũng là điều nên làm để giữ cho bầu không khí một sự trang nghiêm cần thiết. Tuy nhiên, để 02 gia đình cảm thấy thân tình hơn, bên cạnh bài phát biểu nghiêm túc thì chủ hôn cũng cần nói những câu gần gũi, đời thường bằng một phong cách tự nhiên, qua đó có thể kể chuyện vui nhưng đừng quá lố, có thể nói chuyện gia đình cho bên thông gia hiểu hơn về gia cảnh nhưng đừng quá riêng tư.

Góp mặt trong buổi Lễ dạm ngõ là một dịp để người thân hai bên gia đình “thăm dò” phông văn hóa của nhau, những lời nói ra đều được mọi người xung quanh lắng nghe một cách tỉ mỉ, cho nên với bí quyết giúp chuẩn bị bài phát biểu Lễ dạm ngõ ý nghĩa sẽ góp phần để lại ấn tượng tốt đẹp trước hai họ. Xem thêm: Mẫu bài phát biểu trong Lễ dạm ngõ.

To the main pageNext article