Tất tần tật những điều cần biết về mâm quả đám cưới miền tây 2020
Mâm quả cưới là những lễ vật không thể thiếu trong đám cưới ở bất kỳ vùng miền nào. Tùy vào mỗi khu vực thì lại có sự khác biệt về số lượng sính lễ. Vậy mâm quả đám cưới miền tây gồm những gì?
Lễ nghi trong đám cưới ở mỗi vùng miền sẽ có sự khác nhau. Bên cạnh đó, miền tây vốn là vùng đất mang nét văn hóa và phong tục khác biệt so với các vùng miền khác.
Nếu theo phong tục cưới hỏi trước đây,người miền tây sẽ đưa ra yêu cầu thách cưới đối với nhà trai qua mâm quả đám hỏi. Nhưng với xu hướng hội nhập như ngày nay thì yêu cầu thách cưới đã có phần nhẹ nhàng hơn, nhưng nhà trai cũng vẫn phải chuẩn bị tươm tất và đầy đủ.Vì thông qua mâm quả cũng thể hiện sự trân trọng trong ngày quan trọng của đời người.
Mâm quả cưới miền tây gồm những gì?
Mâm trầu cau
Mâm quả đám cưới miền tây
Cũng giống như phong tục cưới hỏi của các vùng miền khác, những tráp trầu cau tươi xanh là lễ vật không thể thiếu được trong lễ ăn hỏi. Trên mâm quả sẽ có 105 quả cau và cứ mỗi quả cau thì cần 2 lá trầu. Con số 105 ở đây mang ý nghĩa sinh sôi nảy nở, trăm năm hạnh phúc.
Mâm trà, rượu và nến tơ hồng
Đây là mâm lễ thể hiện sự tôn kính của con cháu đối với các bậc tổ tiên. Mâm trà, rượu và nến tơ hồng sẽ được để lên bàn thờ gia tiên như cầu mong tổ tiên chứng giám và chúc phúc cho đôi vợ chồng trẻ. Rượu với hương vị cay nồng ngụ ý cho cuộc sống hôn nhân của cặp đôi sẽ có nhiều khoảnh khắc ấm áp và nồng nàn bên nhau.
Mâm quả đám cưới miền tây
Đặc biệt, cặp nến tơ hồng được khắc long phụng do nhà trai chuẩn bị để trưởng bối đại diện nhà gái thắp trên bàn thờ tổ tiên. Thay cho lời chúc phúc từ người lớn trong nhà đối với con cháu sẽ có một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc đến răng long đầu bạc.
Mâm bánh phu thê ( hay còn gọi là bánh su sê)
Mâm quả này có thể có mặt trong cả lễ ăn hỏi ở cả miền Bắc và cả miền Trung. Là một loại bánh truyền thống của Việt Nam, đặc biệt là không thể thiếu trong các nghi thức cưới hỏi. Với nguồn gốc và ý nghĩa mà chiếc bánh này hàm chứa đã khiến nó trở thành loại bánh vô cùng ý nghĩa để trở thành một trong số những sính lễ mà nhà trai mang sang hỏi cưới nhà gái.
Mâm quả đám cưới miền tây
Bên cạnh cái tên quen thuộc, nhiều người còn gọi đây là cặp bánh âm dương, là biểu tượng cho sự hòa hợp của đất trời. Âm dương đồng thuận thể hiện sự gắn kết bền chặt trong đời sống vợ chồng. Bánh phu thê miền Nam cũng có chút khác biệt so với miền Bắc. Bánh thường được gói vuông vắn bằng lá dứa.
Mâm hoa quả
Mâm hoa quả trong lễ hỏi của người miền tây thường là những loại trái cây đặc trưng như táo, nho, măng cụt, mãng cầu, đu đủ, xoài…Các loại trái cây với hương vị ngọt ngào sẽ là lời cầu chúc một cuộc sống ngọt ngào và hạnh phúc viên mãn.
Mâm quả đám cưới miền tây
Nên tránh lựa chọn những loại quả có tên không may mắn hoặc có vị đắng.
Mâm heo quay
Đối với lễ ăn hỏi của người miền tây không thể thiếu heo quay, bởi theo quan niệm của người dân miền sông nước, heo quay sẽ mang đến sự may mắn và hạnh phúc .
Mâm quả đám cưới miền tây
Ngày trước, heo quay được chuẩn bị cho đám hỏi rất đơn giản, nhưng ngày nay mâm quả này được chuẩn bị thêm chút cầu kỳ bằng việc gắn hoa lên heo quay và để trên một cái khay đẹp.
Mâm xôi gấc
Mâm quả đám cưới miền tây
Xôi với màu đỏ rực rỡ của gấc mang lại sự may mắn và hạnh phúc cho đôi vợ chồng mới cưới. Mâm quả tượng trưng cho lời chúc phúc cho cặp đôi về một cuộc sống ấm no, đầy đủ và hạnh phúc bền lâu.
Ý nghĩa của mâm quả cưới miền Tây:
Không phải ngẫu nhiên mà tục lệ chuẩn bị mâm quả cưới này lại được duy trì từ nhiều đời mà không bị xem là lãng phí, lỗi thời hay không cần thiết. Mỗi mâm quả đều có một ý nghĩa, thông điệp mà người chuẩn bị muốn gửi gắm đến người nhận, cũng như đối với chính mình.
Chung quy lại các mâm quả trong ngày cưới mang lại những ý nghĩa:
- Thể hiện sự bền chặt sâu sắc giữa đôi uyên ương
- Cầu mong sự yên ấm, no đủ trong cuộc sống vợ chồng
- Mong muốn cuộc sống lúc nào cũng tươi vui, ấm cúng
- Cầu mong dù cho xảy ra bất cứ chuyện gì thì tình yêu vẫn bền chặt, son sắt như những ngày đầu
Như chúng ta cũng đã biết, ý nghĩa của mâm quả là theo quan niệm, suy nghĩ thuộc về yếu tố tâm linh. Nhưng dù cho chỉ là tâm linh, là tục lệ được truyền nhau qua các đời nhưng đó vẫn là điều đáng trân trọng.
Sự tồn tại của mâm quả trong nghi thức đám cưới được duy trì từ bao đời nay và chưa bao giờ bị lãng quên cho dù xã hội đã phát triển, đám cưới hiện đại đã có nhiều thay đổi. Đó là xuất phát từ ý nghĩa quan trọng của mâm quả trong ngày cưới, quan trọng đến mức không phải chuẩn bị gì cũng được, mà cần phải đầy đủ và tươm tất.
Mâm quả đám hỏi theo phong tục của người miền tây:
Miền tây sẽ có nhiều khác biệt nhất so với các vùng miền khác, trong phong tục ăn hỏi miền Nam, ngoài những lễ vật bắt buộc như trầu cau, chè rượu, bánh phu thê, còn có các lễ vật khác:
- Gà quay, lợn quay, xôi, hoa quả biểu trưng cho sự thịnh vượng
- Số tiền nhà gái thách cưới nhà trai (lễ đen) và được chuẩn bị trong một chiếc tráp nhỏ
- Lễ vật dành riêng cho cô dâu trong lễ ăn hỏi gồm có áo dài và đồ trang sức
- 6 mâm quả đám hỏi phổ biến theo phong tục miền Tây: Theo quan niệm của người miền Bắc thì mâm quả họ thường đi số lẻ, nhưng sính lễ bên trong thì theo số chẵn. Trái ngược với miền Bắc thì miền Nam cho rằng cái gì cũng phải có đôi có cặp và mâm quả thường là số chẵn từ 6, 8, 10, 12.
Mâm quả trong nghi lễ đám cưới ở miền tây cũng có một vài thay đổi nhỏ:
Mâm xôi có thể thay thế bằng mâm bánh kem.
Mâm rượu bên cạnh các thương hiệu rượu trong nước còn có thêm những nhãn hàng rượu ngoại.
Mâm trái cây xuất hiện những loại trái kiwi, táo mỹ, nho mỹ… nhập khẩu từ nước ngoài.
Những thay đổi này góp phần làm cho mâm quả ngày đám cưới trở nên hấp dẫn và đẹp mắt hơn.
Những mẫu mâm quả đám hỏi miền tây:
Mâm quả đám hỏi miền tây
Mâm quả đám cưới miền tây ngoài những tráp chính ra còn có thể có thêm trang sức lầm lễ vật riêng cho cô dâu
Mâm quả cưới miền tây ngoài bánh phu thê truyền thống còn có thể có thêm tráp bánh pía
Hoặc thay thế bằng một tráp bánh kem
Mâm quả cưới miền tây có cả ba tráp bánh - bánh kem, bánh in, bánh phu thê
Theo: Marry